Khoa học hôm nay

Báo động gia tăng ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy

(HNM) - Hiện nay, nguồn nước mặt sông Nhuệ, sông Đáy đang bị ô nhiễm bởi lượng lớn nước thải sinh hoạt, làng nghề, công nghiệp… chưa qua xử lý xả ra. Tình trạng này không chỉ gia tăng ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân sinh sống hai bên bờ sông.

(hnm) - hiện nay, nguồn nước mặt sông nhuệ, sông đáy đang bị ô nhiễm bởi lượng lớn nước thải sinh hoạt, làng nghề, công nghiệp… chưa qua xử lý xả ra. tình trạng này không chỉ gia tăng ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân sinh sống hai bên bờ sông.

Ảnh: Sơn Hoàng

Những ngày đầu tháng 11-2022, quan sát dọc sông Nhuệ từ cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) xuống xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)…, phóng viên Báo Hànộimới nhận thấy nước sông Nhuệ đặc sánh mà đen, bốc mùi khó chịu. Bà Nguyễn Thị Lan - người dân xã Tả Thanh Oai cho biết, nhà ở cách sông Nhuệ gần 100m nhưng mùi hôi thối vẫn xộc vào, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình.

Tương tự, nguồn nước sông đáy cũng bị ô nhiễm tới mức báo động. ông lý đình quang - người dân xã đại thành (huyện quốc oai) cho biết: từ nhiều năm qua, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề ở xã tân hòa (huyện quốc oai), xã cát quế, dương liễu, minh khai (huyện hoài đức) chảy trực tiếp ra sông đáy gây ô nhiễm.

Báo cáo kết quả quan trắc của sở tài nguyên và môi trường hà nội công bố tháng 8-2022 cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ có trong nước mặt sông đáy đều vượt quy chuẩn việt nam về môi trường... cụ thể: amoni vượt 1,49 lần, nitrit vượt 3,24 lần, khuẩn e.coli vượt 1,3 lần quy chuẩn.

Ngoài ra, nước sông nhuệ, sông đáy bị ô nhiễm còn tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng… nguyên nhân chính khiến hệ thống nước sông nhuệ, sông đáy bị ô nhiễm là do hai bên lưu vực sông có 1.535 điểm xả nước thải chưa qua xử lý. từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, nước sông nhuệ, sông đáy cạn kiệt và không được bổ sung nguồn từ sông hồng để tự làm sạch hoặc rửa trôi tạp chất khiến chất lượng nước suy giảm mạnh, ô nhiễm gia tăng.

Từ thực tế trên, hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đều có văn bản kiến nghị các sở, ngành thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề tại lưu vực hai dòng sông.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, thành phố đã giao các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đánh giá mức độ ô nhiễm để xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo chất lượng nước các sông trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, các đơn vị chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch triển khai “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; lập đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và cải tạo môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy.

Đặc biệt, các đơn vị của thành phố đã và đang triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. trong đó, thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, sinh hoạt, làng nghề như: xây dựng nhà máy xử lý nước thải yên sở công suất 200.000m3/ ngày - đêm, nhà máy xử lý nước thải yên xá công suất 275.000m3/ngày - đêm…; tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải làng nghề tại các xã: sơn đồng, vân canh (huyện hoài đức), thanh thùy (huyện thanh oai) và các cụm, khu công nghiệp; kiến nghị trung ương hỗ trợ kinh phí xây dựng cụm công trình đầu mối liên mạc để bổ sung nguồn nước vào sông nhuệ, tạo dòng chảy, giảm ô nhiễm; nạo vét lòng dẫn sông đáy (giai đoạn 2).

Triển khai quyết liệt các giải pháp này sẽ góp phần giảm ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, cải tạo cảnh quan và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1046717/bao-dong-gia-tang-o-nhiem-song-nhue-song-day)

Chủ đề liên quan:

ô nhiễm sông Nhuệ sông Đáy

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có vị trí và vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên hiện nay, môi trường nước lưu vực 2 con sông này vẫn trong tình trạng báo động.
  • (MangYTe) - Sông Đáy đoạn từ phường Biên Giang (quận Hà Đông) đến xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) dài hàng chục kilomet, nhưng chỉ có 4 cây cầu là Mai Lĩnh, Văn Phương, Mụ và Hòa Viên. Trong khi đó, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân 2 bên bờ sông rất lớn. Vì thế tại đoạn sông này vẫn còn nhiều cầu phao, cầu tạm do cấp thôn và người dân tự ý xây dựng, vận hành và... thu lệ phí. Đây được coi là những cây cầu ở dạng “BOT” ở nhà quê.
  • (MangYTe) - Bộ TNMT vừa có Công văn số 3914/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, TP: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình, về việc tổ chức đoàn công tác kiểm tra kết quả thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2008 - 2020; định hướng hoạt động trong giai đoạn mới.
  • (MangYTe) - 3 huyện đã xây kè ổn định tại chỗ được 902 hộ. UBND các huyện khác cũng đề xuất danh mục các dự án để bố trí ổn định dân cư tại chỗ...
  • Theo UBND thành phố Hà Nội, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, Hà Nội đã công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở sông Bùi, sông Đáy đoạn qua các xã Tốt Động, Quảng Bị, Hòa Chính, Văn Võ thuộc huyện Chương Mỹ.
  • (MangYTe) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định về việc công bố tình trạng khấn cấp sự cố sạt lở bờ sông Bùi, sông Đáy trên địa bàn các xã: Hòa Chính, Văn Võ, Tốt Động, Quảng Bị (huyện Chương Mỹ).
  • (MangYTe) - Diễn biến thiên tai thời gian qua khiến bờ sông Đáy, đoạn qua xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai) đang bị sạt lở nghiêm trọng.
  • (MangYTe) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa có cuộc làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn về công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn TP.
  • (MangYTe) - Xác định dự án (DA) cải tạo, nâng cấp gần 17km đê tả Đáy kết hợp với giao thông trên địa bàn là DA trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện, vì vậy, ngay từ khi khởi công, lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng, nhà thầu thi công và UBND 9 xã quyết liệt giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • (MangYTe) - Có nhiều người nói và nghe nhắc “nước da bánh mật” nhưng mấy người biết đến “bánh mật”, thứ bánh quê mùa này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY