Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy chủ yếu từ nguồn thải hữu cơ từ nước thải sinh hoạt

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ô nhiễm tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã nhận diện và đánh giá về các nguồn thải. Theo đó, nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, từ nguồn thải của các tỉnh, thành phố của sông Nhuệ, sông Đáy.

Ngày 9-11, đại biểu quốc hội trần tất thế (hà nam) chất vấn bộ trưởng tài nguyên và môi trường về giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm của sông nhuệ, sông đáy hiện ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe sản xuất của hàng triệu người dân, trong đó có tỉnh hà nam.

Trả lời chất vấn, bộ trưởng tài nguyên và môi trường trần hồng hà cho biết không chỉ riêng về lưu vực sông nhuệ, sông đáy mà các lưu vực sông trong cả nước hiện nay cũng đang đứng trước xu thế và tình hình ô nhiễm. trong đó, vấn đề ô nhiễm tại hai dòng sông nêu trên thời gian vừa qua chưa được khắc phục một cách triệt để.

“riêng lưu vực sông nhuệ, sông đáy, chúng tôi đã có đề xuất, báo cáo là các nhận diện về các nguồn thải thì đã được đánh giá. riêng ở hà nội có khoảng 65% nguồn thải là từ hà nội, nguồn thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sinh hoạt diễn ra trong hầu hết các lưu vực, từ nguồn thải của các tỉnh, thành phố của sông nhuệ, sông đáy”, bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, hiện Chính phủ cũng như các địa phương đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để thực hiện những bước ban đầu. Thí dụ như, để giám sát đầu tư các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn như Hà Nội, Hà Nam hoặc như Hòa Bình đã đầu tư để xử lý nạo vét, cũng như trồng lại rừng đầu nguồn.

“đương nhiên, bài toán quan trọng nhất hiện nay chính là kiểm soát nước thải sinh hoạt”, bộ trưởng nói.

Theo bộ trưởng, hiện nay các khu công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn địa phương, hà nội bước đầu đã bắt đầu đầu tư các hệ thống xử lý, dự kiến khoảng năm 2021, một số công trình sẽ được hoàn thành. còn ở hà nam, hiện nay cũng đã đầu tư ba trạm xử lý, hoặc ở nam định, vốn đầu tư đầu tư các trạm xử lý về nước thải đối với các công trình chất thải rắn, đầu tư các trạm để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

“tất nhiên, nếu theo đánh giá của chúng tôi thì nhu cầu về xử lý hiện nay còn rất thấp, từ 60% đến 90% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý từ nay cho đến năm 2021”, bộ trưởng cho biết.

Theo bộ trưởng, đây là một vấn đề mà trong thời gian tới, trong luật bảo vệ môi trường cũng đã đề ra, nếu tình trạng ô nhiễm không cải thiện thì các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn nếu có nước thải không đáp ứng chất lượng thì sẽ không có chuyện cho thải ra.

Đối với hà nam, bộ trưởng cho rằng đây là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần phải thực hiện nghiêm túc theo luật bảo vệ môi trường năm 2020. trong đó, vấn đề khẳng định đối với chất lượng nước thải sẽ kiểm soát, đối những khu vực đã vượt quá tải thì kiên quyết không cho nước thải ra.

“còn đối với nước thải sinh hoạt, cần có cơ chế công tư để chúng ta đầu tư hạ tầng và xử lý một cách triệt để nước thải sinh hoạt”, bộ trưởng nói.

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

    Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường
  • Cần quan tâm đúng mức tới nước thải sinh hoạt ở nông thôn

NGUYÊN MINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/o-nhiem-song-nhue-song-day-chu-yeu-tu-nguon-thai-huu-co-tu-nuoc-thai-sinh-hoat-623825/)

Tin cùng nội dung

  • Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc...
  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Ở vịnh Đà Nẵng, chuyện nhức nhối và được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là chuyện ô nhiễm do nước thải.
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY