Tâm sự hôm nay

Nguy hiểm khi dùng bình chứa hóa chất đựng nước sinh hoạt

Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc...
Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc, gây nhiều bệnh tật như ung thư, dậy thì sớm, thai nhi dị dạng... Tuy nhiên, tại một số tỉnh miền Nam vẫn còn tình trạng buôn bán, sử dụng các loại bình chứa này. Nhiều bà con vùng sâu, vùng xa còn dùng chứa nước sinh hoạt mà không hay biết chúng đang âm thầm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình.

Liều mạng dùng vì... rẻ

Cách đây vài năm, trong một lần đi làm rẫy về, bà Quem ở huyện Krông Pa (Gia Lai) nhặt được 2 chiếc can nhựa đựng Thu*c trừ cỏ đã hết Thu*c vứt ở bìa sông. Thấy đẹp và chắc chắn, bà đem về nhà với ý nghĩ đơn giản chỉ cần rửa sạch dưới suối là dùng tốt, đỡ tốn tiền mua can nhựa mới.

Đáng lo ngại khi đó cũng là thói quen của nhiều người quanh vùng. Theo quan sát, những chiếc can nhựa được người dân đang tận dụng là loại can dung tích khoảng 5 lít, có màu xanh lá, rất dày và chắc chắn. Vì thời gian dùng đã rất lâu, lại tiếp xúc nhiều với nước khiến tất cả tem nhãn của can đã bị bong tróc nhưng theo thừa nhận của người dân, đây là những chiếc can nguyên gốc dùng đựng Thu*c trừ cỏ vốn được người dân mua về phun cho mì, lúa. Cá biệt, có những chiếc can dù đã được dùng đựng nước từ rất lâu nhưng khi đưa lên mũi ngửi thử vẫn thấy nặng mùi... Thu*c trừ sâu.

Nhiều nơi mua bán vô tư

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, quanh các khu công nghiệp như Sông Mây, Bàu Xéo (huyện Trảng Bom), Long Thành (huyện Long Thành), Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch), người ta cũng dễ dàng tìm thấy nhiều đại lý bày bán công khai các loại thùng phuy, thùng nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng. Trên nhiều thùng chứa vẫn còn nguyên nhãn mác của công ty và thành phần hóa chất chỉ còn mờ mờ do bị tẩy xóa, cùng với dòng khuyến cáo: “Đọc kỹ tài liệu trước khi sử dụng. Mang bảo hộ lao động trước khi dùng”.

Tại TP. Biên Hòa, dọc theo các tuyến đường Nguyễn Ái Quốc, Bùi Văn Hòa, Quốc lộ 1A nhan nhản các cơ sở buôn bán các loại can, thùng phuy, thùng nhựa... từ 100 - 1.000 lít. Các loại bao bì này trước đó đựng hóa chất, là rác thải công nghiệp nguy hại nhưng người dân không biết, mua về sử dụng.

Các chủ hàng cho biết, thùng nhựa 1.000 lít dùng làm bồn chứa nước giá 1,2 triệu đồng. Loại đế gỗ giá 850.000 đồng. Các thùng phuy, thùng nhựa giá 170.000 - 220.000 đồng, tùy vào chất lượng nhựa. “Chỉ cần đổ xà bông và nước vào lau nhẹ là sạch, dùng để đựng nước sinh hoạt rất tiện. Anh muốn mua bao nhiêu cũng có. Muốn lấy số lượng lớn thì tôi dẫn về kho ở gần ngay đây” - chị này nói.

Được biết, các loại thùng vốn là thùng đựng hóa chất công nghiệp như dầu nhớt, chất tẩy rửa trong các nhà máy dệt, nhuộm, giày da, các loại hóa chất phụ gia để sản xuất sơn, các loại acid công nghiệp... Các hóa chất này phục vụ các ngành sản xuất cơ khí, ôtô, xe máy, điện tử, sơn xi mạ, dệt nhuộm... trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai đưa lậu ra ngoài. Các đại lý chỉ việc bóc nhãn mác rồi bán và người dân vô tư mua về sử dụng.

Trong các gia đình, ngoài việc dùng các loại thùng đựng nước, người dân cũng thường cắt các thùng, can nhỏ làm máng đựng thức ăn cho gia súc, gia cầm... Nhiều người dân ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai sử dụng lại những thùng đựng hóa chất để đựng nước sinh hoạt cho gia đình.

Chớ ham rẻ mà mang bệnh

Theo các chuyên gia về vật liệu, mục đích sản xuất những loại thùng này là dùng đựng hóa chất, dung môi nên hiếm có loại sản xuất bằng nhựa nguyên sinh, trong đó đa số là dùng nhựa tái chế hoặc trộn bột đá canxi cacbonat để giảm giá thành. Chính nhựa này làm cho hợp chất hữu cơ bên ngoài hấp thụ vào lớp vật liệu của thùng. Như vậy, cấu trúc bề mặt thùng sẽ không đồng nhất và sẽ bị rỗ, do đó canxi cacbonat dễ hấp thụ các chất hữu cơ vào cấu trúc thùng nhựa, nên dù có tẩy rửa thì chỉ là sạch bề mặt thùng. Sau một thời gian sử dụng, các thành phần hóa chất độc hại sẽ thôi nhiễm ra ngoài, dễ dàng ngấm vào nước và thực phẩm gây độc.

GS.TSKH. Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện TN&MT, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM cho rằng, trong các chất tẩy rửa, dầu nhớt, hóa chất dệt nhuộm đều có các chất độc hại, khó xử lý, bằng xà bông không thể tẩy sạch những hóa chất này, tồn dư của nó vẫn còn trong thùng. Sử dụng những thùng chứa hóa chất này đựng nước, thực phẩm thì sẽ phơi nhiễm, ngấm vào thực phẩm, dù không phát bệnh hay ngộ độc ch*t ngay nhưng sẽ tích lũy ngấm dần vào cơ thể, trong thời gian dài sẽ gây các bệnh về phổi, gan thận, đường tiết niệu...

Căn cứ vào Thông tư số 12/2011 của Bộ TN&MT, các loại thùng đựng hóa chất được xem là rác thải công nghiệp nguy hại. Theo quy định phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp phép thu gom và sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tính chất, thành phần nguy hại của chất thải nguy hại (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Không có quy định nào cho phép người dân tái sử dụng vào mục đích chứa nước, thực phẩm.

Hữu Đang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-hiem-khi-dung-binh-chua-hoa-chat-dung-nuoc-sinh-hoat-5938.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Việc dùng các loại hóa chất để bảo quản thực phẩm sẽ có những ưu điểm nhất định như: lưu giữ thực phẩm tươi lâu, giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và thu lại được nhiều lợi nhuận...
  • Trước tình trạng sử dụng bừa bãi hóa chất để làm trái cây chín đều, mẫu mã đẹp nhằm bán được giá cao khi đưa ra thị trường, rất nhiều “thượng đế” đã phải than trời rằng mình đang bị đầu độc bằng đủ hình thức, rằng ăn cũng ch*t mà không ăn cũng ch*t.
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Một khi bị bỏng do hóa chất, bạn cần được điều trị ngay lập tức.
  • Nhà tôi ở gần khu công nghiệp, hiện đang dùng nước máy nhưng có những lúc nước máy rất yếu thì chuyển sang dùng nước giếng khoan. Tôi không yên tâm lắm về nước giếng nên muốn đem đi kiểm tra thử. Xin hỏi chi phí thế nào? Cảm ơn Mangyte! (Huy Hùng - tranhuy…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY