Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà

Để giảm bớt khó chịu và hạn chế tối đa tác động tiêu cực do ngứa ngáy mang lại, người bệnh có thể áp dụng mẹo giảm ngứa khi bị chàm đơn giản. Cách 1...

bên cạnh triệu chứng nổi mụn nước, bong tróc, khô da thì ngứa ngáy cũng là biểu hiện mà hầu hết những người bị bệnh chàm đều có khả năng mắc phải. ngứa ngáy thôi thúc nhiều người gãi để đỡ ngứa. tuy vậy, điều này chỉ càng khiến cho tình trạng bong tróc da trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng. để giảm bớt khó chịu và hạn chế tối đa tác động tiêu cực do ngứa ngáy mang lại, người bệnh có thể áp dụng mẹo giảm ngứa khi bị chàm đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Bệnh chàm (eczema) là tình trạng da bị sưng, viêm, ngứa, bong tróc vảy. các triệu chứng thường bùng phát và nghiêm trọng hơn vào những ngày khô hanh (mùa đông), gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày. hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được cách điều trị bệnh dứt điểm. mục đích của điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh bùng phát. bạn có thể kiểm soát cơn ngứa ngáy tại nhà bằng những biện pháp sau đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp đơn giản, khắc phục nhanh chóng tình trạng sưng, viêm, ngứa ngáy trong một đợt chàm bùng phát. Bạn có thể dùng khăn ẩm (sạch), túi chườm chuyên dụng hoặc đá viên để chườm trên da để cải thiện triệu chứng bệnh.

    Nếu dùng khăn ẩm: Nhúng khăn với nước lạnh, vắt bớt nước rồi đắp lên vùng da bi chàm khoảng 5 phút, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.

Không gãi

Ngứa ngáy do chàm thôi thúc nhiều người gãi để đỡ ngứa. Tuy nhiên, điều này sẽ làm kích thích, nứt vùng da bị chàm (nếu lực tác động mạnh). Do đó, dù khó chịu nhưng bạn hãy kiềm chế hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ như sau:

    Dùng băng quấn quanh khu vực da bị chàm để hạn chế sự tiếp xúc với không khí hay yếu tố kích ứng của da.

Ngâm mình với yến mạch hoặc muối nở

Đây là một trong những phương pháp tự nhiên có khả năng giảm ngứa cho da được dùng phổ biến. cách thực hiện như sau:

    Cho bột yến mạch chưa nấu chín (hoặc keo bột) hoặc muối nở vào bồn tắm.

Ngâm vùng da bị chàm trong nước muối

Ngâm mình trong nước muối có thể giảm triệu chứng sưng viêm, ngứa do bệnh chàm mang lại. Phương pháp này lợi dụng môi trường ưu trương để khử nước có trong tế bào, từ đó cải thiện tình trạng sưng, viêm, ngứa khi bị chàm da. Ngoài ra, muối cũng là nguyên liệu có tính sát khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn tại vùng da bị kích ứng. Cách thực hiện như sau:

    Hòa tan muối với nước ấm

Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm

Người bị chàm da nên chú ý bôi kem dưỡng ẩm khoảng 2 lần mỗi ngày, nhất là khu vực có da khô. Điều này không chỉ ngăn tình trạng da nứt nẻ, bong tróc vảy mà còn bảo vệ da không bị kích ứng trước những yếu tố gây hại bên ngoài môi trường.

Bạn nên dùng những loại kem dưỡng ẩm có hương tự nhiên hoặc không có hương liệu, không chất bảo quản để tránh kích ứng da. Thời điểm bôi kem thích hợp nhất là sau khi tắm – da còn hơi ẩm.
Một số thương hiệu được đánh giá cao về các sản phẩm dưỡng ẩm cho da như: Cetaphil, Nutraderm, Eucerin, Baby Oil. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nếu bạn không biết sản phẩm nào thực sự an toàn và phù hợp với tình trạng của bản thân hiện tại.

Sử dụng kem bôi tại chỗ không kê đơn

Một số sản phẩm bôi da tại chỗ không kê đơn như kem steroid, chất ức chế calcineurin, kem calamine có khả năng giảm sưng viêm, giảm ngứa cho bệnh chàm. bạn có thể liên hệ với dược sĩ để được tư vấn sản phẩm bôi da phù hợp. các loại Thu*c được dùng phổ biến gồm có:

    Kem Calamine: thường được chỉ định cho trường hợp nhiễm độc thường xuân nhưng cũng có khả năng giảm ngứa do bệnh chàm da.

Sử dụng Thu*c chống dị ứng không kê đơn

Thu*c chống dị ứng có chứa thành phần kháng Histamin (Thu*c ngăn quá & ức chế phản ứng viêm), làm giảm viêm và ngứa, hữu ích với người bị chàm da. Các Thu*c thuộc nhóm trên gồm: Diphenhydramine (Benadryl), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra).

Bấm huyệt

Một nghiên cứu tại đại học tây bắc đã phát hiện rằng, ấn huyệt trên cánh tay có thể giúp giảm ngứa do chàm. để xác định đúng huyệt và thực hiện đúng, cần thực hiện như sau:

    Uốn cong cánh tay trái.

Sử dụng sản phẩm thay thế Thu*c

Bên cạnh việc dùng Thu*c tây, một số biện pháp tự nhiên như dùng cúc La Mã, cúc Đức, dầu cây trà, rễ cây nho Oregon, nước cám gạo (thoa tại chỗ), cam thảo cũng được cho là hữu ích đối với một số trường hợp bị chàm da.

Ngoài ra, người bị chàm da nên dùng một số thực phẩm bổ sung vitamin D, E, probiotic (lợi khuẩn) kẽm, selen và nhiều loại tinh dầu khác để bổ sung dưỡng chất cho da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.

Tắm nắng

Ánh sáng mặt trời có thể kích thích cơ thể tăng cường sản sinh vitamin D ở vùng da bị chàm, từ đó giúp cho tổn thương trên da chóng phục hồi. Do đó, bạn nên thường xuyên phơi nắng để hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng do da chàm. Thời điểm tắm nắng phù hợp là khi sáng sớm và chiều muộn để tránh ảnh hưởng tiêu cực của sáng mặt trời lên da.

Trên đây là một số mẹo giảm ngứa khi bị chàm da tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. riêng đối với những đối tượng dùng Thu*c không kê đơn, nên dùng đúng liều lượng và đúng chỉ dẫn của chuyên gia để tránh hiện tượng lờn Thu*c hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn do dùng không đúng cách. đối với trường hợp ngứa nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định Thu*c có hoạt lực mạnh hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán, điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bat-mi-10-cach-giam-ngua-khi-bi-cham-don-gian-tai-nha)

Chủ đề liên quan:

đơn giản giảm ngứa tại nhà

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY