Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái suy đa tạng rất nguy kịch chỉ vì dẫm phải gai

MangYTe - Bé gái dẫm phải gai, bàn chân sưng nên gia đình cho điều trị Thu*c Nam. 3 tuần sau trẻ đột nhiên chảy máu mũi, bàn chân sưng to hơn...

Chiều 27/9, lãnh đạo khoa điều trị tích cực nội khoa (bệnh viện nhi trung ương) cho biết trường hợp bé gái nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, suy đa tạng... do dẫm phải gai đang tiến triển nặng lên.

Bệnh nhân là bé gái P.S (10 tuổi, ở Lai Châu). Ba tuần trước khi nhập viện, trẻ dẫm phải gai, bàn chân trái sưng nên được gia đình tự điều trị bằng Thu*c nam tại nhà. Khi thấy trẻ chảy máu mũi, bàn chân trái sưng đau, trợt da có mủ, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng.

Do bệnh chuyển biến nặng, bé s được chuyển đến khoa điều trị tích cực nội khoa (bệnh viện nhi trung ương) trong tình trạng thở oxy, da tái, khó thở, suy sụt huyết động, xuất huyết ngoài da và niêm mạc… các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có mủ màng phổi màng tim.

Điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu tại bệnh viện nhi trung ương. ảnh: bv

Sau khi hồi sức ổn định chức năng sống, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật cho trẻ. Tuy nhiên, đến ngày 27/9, tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng nề.

Đây không phải là bệnh nhi duy nhất nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu gây thương tổn nhiều cơ quan mà bệnh viện nhi trung ương tiếp nhận thời gian gần đây.

Điển hình là bé P.T (18 tháng tuổi, ở Hà Nội). Gia đình cho biết, cách đây 2 tháng trẻ được đưa về quê. Trước khi nhập viện 4 ngày, trẻ xuất hiện nốt mụn nhọt sau gáy. Ngày thứ hai sau khi khởi phát triệu chứng, trẻ sốt, đi ngoài phân lỏng nên được người nhà cho đi khám tại bệnh viện huyện.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 trẻ vẫn sốt cao, tím tái toàn thân, khó thở nên được chuyển bệnh viện tuyến tỉnh rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán trẻ nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu gây tổn thương nhiều cơ quan: viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi, hạ huyết áp và rối loạn đông máu.

Sau khi được điều trị với các biện pháp điều trị tích cực, trẻ đã qua cơn nguy kịch. Bé vừa được xuất viện cách đây ít ngày.

Ths.bs ngô tiến đông, khoa điều trị tích cực nội khoa, cho biết tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gây nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể tu vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua những nốt mụn nhọt ngoài da, những vết cắt hoặc vết thương khác khác trên vùng da lành... chúng sẽ tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các ổ viêm mủ ở nhiều cơ quan như phổi, tim, xương khớp, rối loạn đông máu gây tắc mạch chi mạch phổi hoặc gây chảy máu khó cầm nhiều cơ quan, áp-xe thận, suy thận…

Để phòng tránh nhiễm khuẩn, phụ huynh cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc thoáng, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.

Khi tắm cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn. Khi trẻ có mụn, nhọt cha mẹ không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu. Vết cắt, vết trầy xước trên da phải luôn được giữ sạch sẽ cho đến khi lành.

Nếu trẻ có sốt hoặc vùng tổn thương ngoài da sưng nóng đỏ nhiều, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Bác sĩ khuyến cáo, không được tự ý dùng Thu*c kháng sinh để điều trị vì nhóm vi khuẩn tụ cầu cần điều trị nhóm kháng sinh đặc hiệu.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/be-gai-suy-da-tang-rat-nguy-kich-chi-vi-dam-phai-gai-20210927155827275.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em 25 tuổi, dạo gần đây nổi rất nhiều mụn mủ ở phía dưới đùi và mọng, mụn nổi ngày càng lan rộng và thâm đen rất mất thẩm mỹ.
  • Phù dung là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., trong dân gian còn gọi là mộc liên, địa phù dung, tam biến hoa, thất tinh hoa, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung...
  • Vợ tôi mang thai được 7 tháng. Tôi nghe nói có nhiều trường hợp bị vỡ ối non nên rất lo lắng.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Gentamicin tôi là Thu*c kháng sinh nhóm aminoglycosid, được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta - lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn gram âm
  • Các kết quả nghiên cứu cho thấy bạch cúc có tác dụng kháng khuẩn như: ức chế tụ cầu vàng, liên cầu trùng, lỵ trực trùng, trực khuẩn thương hàn, ức chế các loại nấm da, trị huyết áp cao...
  • Dịch hạch là một bệnh nhiễm khuẩn tối cấp, biểu hiện viêm hạch, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh dịch hạch do trực khuẩn Pastuerella pepsis (Yersinia Pestis) gây nên.
  • Bé N. được mẹ đưa đến trung tâm y tế trong tình trạng bị nhiễm khuẩn da toàn thân. Nguyên nhân là do bố mẹ của N.
  • Mang hương vị độc đáo nhưng nếu không cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến đúng cách thì những món ngon này lại gây nguy hiểm.
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY