Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nghề nghiệp rất lâu đời, vẫn còn có sức tàn phá ghê gớm: Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng ngàn người Tu vong vì bệnh bụi phổi silic. Bệnh bụi phổi silic là một loại bệnh phổi không thể chữa được. Hơn nữa, nó là bệnh không thể hồi phục, nghĩa là khi đã mắc bệnh, nó luôn tiến triển ngày một nặng hơn dù có điều trị và đã ngưng tiếp xúc với bụi tinh thể silic.
- Nguy cơ cao mắc bệnh: Những người làm việc trong hầm mỏ, khai mỏ thác đá, luyện kim, công trường xây dựng, trong những nhà máy thủy tinh, nhà máy ceramic, làm việc với bột mài mòn, phun cát (nghề thủy tinh, gạch bông, …)…
- XQ: Thấy hình ảnh “bão tuyết”. Ở giai đoạn muộn, các nốt hợp nhất lại, tạo nên khối xơ, dần dần hình thành hình giả u kích thước từ 1-10cm hoặc lớn hơn. Hạch rốn phổi và trung thất sưng to ở các giai đoạn. Hình ảnh khí phế thũng. Tổ chức xơ phát triển không dừng lại,có thể thấy hình ảnh tổ ong.
- Dự phòng cho cá nhân đeo khẩu trang là chưa đủ, mà đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu, trang bị các máy móc sản xuất theo chu trình khép kín để làm giảm nồng độ bụi trong khu vực sản xuất.
- Có biện pháp làm ẩm không khí, thông gió, hút bụi trong các hầm lò, nhà máy xí nghiệp, công trường.
- Công nhân sản xuất ở nơi có nguy cơ bị bệnh bụi phổi phải được khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần, chụp X quang phổi hàng loạt.
- Chính quyền và các cơ quan y tế cần thường xuyên, tăng cường kiểm tra các thiết bị phòng hộ lao động, đo nồng độ bụi, kích thước, số lượng hạt bụi, hàm lượng Silic tự do.v.v..Chú ý phải lấy mẫu bụi ở ngang tầm thở và vào các thời điểm khác nhau trong ca lao động.
Chủ đề liên quan:
bệnh bụi phổi bệnh bụi phổi silic bụi phổi bụi phổi silic nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona