Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

Nhiều phụ huynh thắc mắc bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không? Cần xử trí như thế nào khi trẻ mắc bệnh chàm sữa cho đúng cách?

bệnh chàm sữa còn có tên gọi dân gian là lác sữa, xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi. nhiều phụ huynh có con nhỏ thường lo lắng, không biết bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

Vài nét về bệnh chàm sữa

Chàm sữa hay chàm trẻ em (eczema in children) là một dạng thương tổn điển hình trên bề mặt da. theo bác sĩ nguyễn đình huấn, chuyên gia về hô hấp, da liễu, dị ứng và dinh dưỡng ở trẻ em, nhóm bệnh này gặp nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. chàm sữa chiếm khoảng 15% những trường hợp bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ.

Đặc trưng của nhóm bệnh này dai dẳng, dễ tái phát và có tỉ lệ nhất định tiến triển thành mạn tính. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng vì khiến trẻ gặp nhiều khó chịu trong sinh hoạt, giấc ngủ, ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của trẻ.

Bệnh chàm sữa có lây không? Nguyên nhân do đâu?

Chàm sữa là bệnh ngoài da không lây nhiễm, do đó không có trường hợp bệnh lây từ trẻ này sang trẻ khác như nhiều người vẫn lo lắng. tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm sữa mà bố mẹ cần lưu ý, bao gồm:

# Nguyên nhân do cơ địa – dị ứng

Nguyên nhân do cơ địa là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh chàm sữa. những trẻ nhỏ có cơ địa mẫn cảm, da bị khô,… thường dễ mắc phải những bệnh ngoài da như chàm sữa.

Những trẻ có tiền sử dị ứng với một số yếu tố tiếp xúc trong cuộc sống như thực phẩm, chất liệu quần áo, chất liệu kim loại, các yếu tố gây hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, đất và nước bẩn.

# Sức đề kháng của trẻ

Hàng rào bảo vệ da của trẻ có liên quan mật thiết đến sức đề kháng. Do đó những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng trong dinh dưỡng, thiếu hụt hoặc dư thừa các vi chất, chế độ chăm sóc da không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng kích ứng da.

# Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cho bệnh chàm sữa bùng phát. những trẻ trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị chàm sữa và một số bệnh ngoài da thì có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa.

# Một số rối loạn trong cơ thể

Có khá nhiều rối loạn gây ra các vấn đề ngoài da, đặc biệt là các vấn đề về bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết,… Những trẻ gặp phải các rối loạn kể trên thường có nguy cơ cao mắc một số vấn đề về da như chàm sữa.

Phân loại bệnh chàm sữa

Có thể phân loại bệnh chàm sữa ở trẻ em theo 3 mức độ gồm có: chàm sữa cấp tính, chàm sữa bán cấp và chàm sữa mạn tính. mỗi mức độ chàm sữa có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau:

# Chàm sữa dạng cấp tính

Dạng chàm sữa cấp tính ở trẻ em thường có một số triệu chứng điển hình, bao gồm như:

    Xuất hiện mụn nước trên bề mặt da của trẻ.

# Chàm sữa dạng cấp tính

Những trường hợp chàm sữa dạng cấp tính thường có một số dấu hiệu thay đổi cấu trúc trên bề mặt da, thường gặp nhất là các vấn đề như:

    Trẻ có cảm giác đau rát trên bề mặt da.

# Chàm sữa dạng bán cấp

Những trường hợp chàm sữa dạng bán cấp thường có một số triệu chứng trung gian giữa chàm sữa cấp tính và chàm sữa mạn tính.

Xử lý khi trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa là một trong những bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng cần phải can thiệp sớm để bệnh không tiến triển thành mạn tính, tránh tình trạng viêm nhiễm. các biện pháp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đối với bệnh chàm sữa trên da gồm có:

# Chẩn đoán bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa ở trẻ có thể được thực hiện bằng cách đánh giá tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, thực hiện xét nghiệm da tìm dị ứng nguyên, chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh chàm sữa. ngoài ra trẻ mắc bệnh chàm sữa có thể được chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.

# Xử trí và điều trị

Điều trị và xử trí đối với tình trạng chàm sữa ngoài da thường áp dụng một số biện pháp như:

    Sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ để giảm khô và bong tróc ngoài da.

# Chăm sóc

Chăm sóc da trong thời gian trẻ bị chàm sữa cũng rất quan trọng, giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, sớm phục hồi những thương tổn.

    Trong thời gian trẻ bị chàm sữa, bố mẹ nên hạn chế tự ý cho trẻ sử dụng các sản phảm vệ sinh, làm sạch da. Nên chú ý làm sạch da cho trẻ bằng những loại sản phẩm phù hợp.

thông tin tham khảo trong bài viết không có tác dụng thay thế cho hướng dẫn điều trị và chẩn đoán của bác sĩ. khi trẻ có các dấu hiệu chàm sữa hoặc nghi ngờ là dấu hiệu chàm sữa, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-cham-sua-co-lay-khong)

Chủ đề liên quan:

bệnh chàm bệnh chàm sữa chàm sữa

Tin cùng nội dung

  • Viêm da cơ địa dị ứng (chàm), là bệnh viêm da mạn tính gây ngứa nhiều, thường tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Chăm sóc viêm da dị ứng hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm ngứa, chống bội nhiễm vi khuẩn bằng cách kết hợp các loại Thu*c kháng histamine, kháng sinh, steroide dùng tại chỗ và Thu*c điều hòa miễn dịch.
  • Bạn có thể điều trị bệnh chàm tại nhà với những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như dầu dừa, lô hội, nghệ, hay muối.
  • Đối với người mắc bệnh chàm, (còn gọi là eczema, viêm da cơ địa), tình trạng ngứa không chỉ dừng lại ở việc khó chịu, mà còn có thể là cảm giác đau đớn. Vì thế, việc tìm kiếm biện pháp làm dịu nhẹ cơn ngứa do bệnh này, là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:
  • Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên.
  • Con trai tôi 5 tháng tuổi, từ khi sinh đến nay cháu hoàn toàn bú sữa mẹ nhưng mấy hôm nay mặt bé nổi nhiều nốt sần đỏ và ngứa, có nốt rịn nước.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu hiện nay 17 tuổi, từ khi lên 9, cháu đã bị chàm ở má. Cháu đã đi khám bệnh, dùng Thu*c nhiều đợt nhưng vết chàm của cháu ngày càng lan rộng.
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY