Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh đau mắt đỏ: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh Đau mắt đỏ không chỉ gây ra khó chịu cho đôi mắt, mà đôi khi nó còn là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm khác. Hãy cùng YDHVN tìm hiểu chi tiết căn bệnh nay theo các thông tin dưới đây.

Bệnh Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng màng trong suốt (kết mạc), làm cho phần lòng trắng của nhãn cầu bị bao phủ bởi màu đỏ hồng. Đó là khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị viêm, khiến chúng dễ dàng bị nhìn thấy hơn.

Lòng trắng màu đỏ hồng thường do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút, phản ứng dị ứng hoặc tuyến lệ không được mở hoàn toàn (ở trẻ sơ sinh).

Mặc dù đau mắt đỏ có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi nó ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Điều trị có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của mắt đỏ. Vì tình trạng này rất dễ lây lan nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết để tránh biến nó trở thành một đại dịch.

Dấu hiệu đau mắt đỏ

Các triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị đau mắt là:

- Đỏ ở một hoặc cả hai mắt;

- Ngứa ở một hoặc cả hai mắt;

- Cảm thấy như có sạn ở một hoặc cả hai mắt;

- Gỉ mắt ở một hoặc cả hai mắt hình thành trong đêm, ngăn mắt mở ra vào buổi sáng;

- Chảy nước mắt.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Có những bệnh về mắt nghiêm trọng dẫn đến tình trạng mắt bị đỏ. Chúng có thể gây:

- Đau mắt;

- Cảm giác có vật gì đó ở trong mắt;

- Tầm nhìn bị mờ;

- Nhạy cảm với ánh sáng.

Nếu bạn gặp những biểu hiện này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Hẹn khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào về mắt đỏ, bởi nó có thể lây lan trong suốt 2 tuần kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp bảo vệ những người xung quanh không bị mắc căn bệnh này.

Những người đeo kính áp tròng cần phải ngừng đeo ngay khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 12-24 giờ, hãy gặp bác sĩ để đảm bảo bạn không bị nhiễm trùng mắt do liên quan đến kính áp tròng.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này bao gồm:

- Vi rút;

- Vi khuẩn;

- Dị ứng;

- Phản ứng hóa học trong mắt;

- Vật thể lạ xâm nhập mắt;

- Đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách;

- Tuyến lệ hẹp (ở trẻ sơ sinh);

- Viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn;

- Tiếp xúc với người bị nhiễm viêm kết mạc di vi rút hoặc vi khuẩn.

Hầu hết các trường hợp mắt bị đau và đỏ tấy là do vi rút gây nên.

Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng:

- Thực phẩm gây nóng, rát, đỏ mắt: tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó …;

- Thực phẩm tác động xấu đến tình trạng viêm: đồ tanh, cá, mực, tôm, cua ...;

- Thực phẩm hạn chế tầm nhìn, giảm khả năng nhạy bén của thị lực: rượu, bia, Thu*c lá, chất kích thích, ...;

Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D … có trong rau cải bó xôi, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang…, rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Cách chữa đau mắt đỏ

Chẩn đoán

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ bằng cách đặt câu hỏi về các triệu chứng và lịch sử sức khỏe gần đây của bạn.

Đôi khi một số bài kiểm tra mắt cũng được tiến hành.

Trong một số ít các trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu chất lỏng từ mắt và phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này cần thiết nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân sâu sa thuộc loại nguy hiểm, ví dụ như nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình d.ục.

Điều trị

Việc điều trị căn bệnh này thường tập trung vào giảm triệu chứng. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên rửa mắt bằng nước mắt nhân tạo, lau mí mắt với vải ướt và chườm nóng/lạnh vài lần mỗi ngày.

Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn phải ngừng đeo ngay cho đến khi việc điều trị hoàn tất. Những chiếc kính áp tròng đã được đeo trước khi mắc bệnh vì có thể nó đã bị nhiễm trùng.

Khử trùng cặp kính mắt trước khi sử dụng lại. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên vứt bỏ hay hay thế mắt kính nếu chúng được sử dụng trước hoặc trong khi mắc bệnh.

Những mỹ phẩm dùng để trang điểm mắt cũng nên được vệ sinh hoặc thay thế.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần nhỏ Thu*c mắt kháng sinh. Bởi vì viêm kết mạc thường là do vi rút, kháng sinh sẽ không giúp ích gì cả, thậm chí còn gây tổn hại do làm giảm hiệu quả của mắt trong tương lai hoặc gây phản ứng dị ứng. Thay vào đó, vi rút cần thời gian để hoạt động hết “nhiệm kì” của nó, thường là 2-3 tuần.

Hãy thử chườm nóng hoặc lạnh để cảm thấy dễ chịu hơn.

Những điều cần biết

Đau mắt đỏ dùng Thu*c gì?

- Thu*c kê toa:

+ Thu*c nhỏ mắt natri clorid 0,9% : Làm mềm gỉ mắt khi ngủ dậy, chống khô mắt và giảm bớt vi rút (nhỏ thường xuyên 2 giờ 1 lần).

+ Vitamin A, B2, C, D: Tăng thể trạng và đề kháng.

+ Thu*c nhỏ mắt chứa vitamin nhóm B, chondrontin, vitamin A, E và B6: Khi bệnh quá nặng, hơn 20 ngày chưa khỏi.

- Thu*c kê toa:

+ Thu*c nhỏ mắt chứa kháng sinh như: cloramphenicol, tobramycin, moxifloxacin, ofloxacin, neomycin ... (sử dụng tối đa trong 7 ngày).

+ Thu*c nhỏ mắt chứa corticoid như: dexamethason, hydrocortison, fluoromethason, prednisolon... (sử dụng tối đa trong 10 ngày).

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Cũng giống như đa phần các bệnh hô hấp khác, đau mắt đỏ lây qua:

- Tiếp xúc ngoài da với người bệnh;

- Tiếp xúc với dịch tiết ra từ người bệnh (gỉ mắt, nước bọt, nước mắt, ...);

- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân;

- Ăn chung bát đũa, đồ ăn, ...

Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Thông thường, nếu được phát hiện và điều trị sớm, chỉ cần mất 7-10 ngày là đau mắt đỏ sẽ khỏi. Tất nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là khiến nó lây lan từ mắt này sang mắt kia.

Hoàng Lan (Dịch từ Mayo Clinic)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/benh-dau-mat-do-dau-hieu-va-cach-chua-hieu-qua-nhat)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY