Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh gút thoắt ẩn thoắt hiện tái phát nhiều lần: BS nêu 6 sai lầm bạn có thể không biết

(Tổ Quốc) - Đây là những sai lầm trong cách phòng ngừa và ngăn chặn bệnh gút nên khiến cho tình trạng bệnh nặng lên. Bạn có đang mắc lỗi nào không?

Cùng với huyết áp, tiểu đường và mỡ máu, axit uric cao đã trở thành một vấn đề gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. nếu hiện tượng axit uric cao không được cải thiện có thể gây ra các cơn gút và khiến người bệnh đau đớn không thể chịu đựng được, tái đi tái lại nhiều lần.

Đối với bệnh nhân gút, ưu tiên hàng đầu là giảm axit uric và giảm sự khởi phát của bệnh. tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về bệnh gút nên vẫn còn nhiều hiểu lầm trong việc điều trị bệnh gút dẫn đến việc kiểm soát bệnh không đạt hiệu quả.

Vì vậy, muốn điều trị bệnh tốt hơn cần tránh những hiểu lầm dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu.

Bệnh gút thoắt ẩn thoắt hiện tái phát nhiều lần: BS nêu 6 sai lầm bạn có thể không biết - Ảnh 1.

1. Axit uric cao là bệnh gút: Không đúng!

    5 bảo bối tự nhiên giúp lọc sạch máu, làm thông mạch máu, ngăn ngừa bệnh mỡ máu cao

  • Đường ruột là gốc của bệnh tật: Hãy làm 5 điều sau để dọn sạch cặn bã trong đường ruột

  • 3 thực phẩm có thể quét sạch rác trong mạch máu: Vừa rẻ vừa tốt cho người bệnh huyết áp

Nhiều người cảm thấy mình đang mắc bệnh gút ngay khi phát hiện thấy nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, thực tế thì cả hai không giống nhau.

Axit uric cao thực sự có thể gây ra bệnh gút, nhưng nó chỉ có thể gây ra bệnh gút khi các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp và gây viêm bao hoạt dịch khớp.

Chúng ta có thể hiểu rằng, khoảng 10% bệnh nhân có axit uric cao bị gút, do đó, chỉ cần mức độ axit uric được kiểm soát tích cực, sự xuất hiện của bệnh gút có thể được ngăn chặn.

2. Không ăn thịt có thể tránh được các cơn gút: Không hẳn

Nhiều bệnh nhân gút cảm thấy rằng kể từ khi xuất hiện bệnh gút có liên quan đến chế độ ăn uống, họ bắt đầu sợ và nghĩ rằng chỉ cần kiểm soát tốt chế độ ăn, chỉ ăn rau và không ăn thịt là có thể giảm axit uric.

Trên thực tế, ý kiến ​​này quá phiến diện. Nếu không ăn thịt để giảm axit uric, lâu ngày cơ thể sẽ không hấp thụ chất béo và chất đạm, dễ gây suy dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

3. Không cần dùng Thu*c nếu bệnh gút không xảy ra: Sai lầm

Bệnh gút là một bệnh mãn tính không thường xuyên xảy ra, vì vậy, nhiều bệnh nhân gút cho rằng miễn là bệnh không xảy ra thì khỏi dùng Thu*c, cách làm này cũng sai lầm.

Trong thời gian tiến triển mãn tính của bệnh gút, có thể kiểm soát được nồng độ axit uric bằng cách uống Thu*c để tránh cơn gút tái phát nhiều lần, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để khám định kỳ, tránh những biến chứng nặng nề khác.

Bệnh gút thoắt ẩn thoắt hiện tái phát nhiều lần: BS nêu 6 sai lầm bạn có thể không biết - Ảnh 3.

4. Axit uric giảm càng nhanh càng tốt: Không nên vội vàng

Nhiều bệnh nhân gút vì ham điều trị và muốn giảm nhanh axit uric nên đã tự ý tăng liều lượng Thu*c.

Trên thực tế, axit uric không thể giảm càng nhanh càng tốt, nếu axit uric giảm đột ngột rất có thể làm nặng thêm các cơn gút. vì vậy, trong giai đoạn đầu điều trị bệnh gút, các bác sĩ thường sẽ cho Thu*c với liều lượng nhỏ, sau đó mới nâng lượng Thu*c tăng dần.

5. Khối lượng tập thể dục càng lớn, càng có lợi cho việc giảm axit uric: Nguy hiểm

    5 loại vitamin cốt lõi mà cơ thể cần phải có đủ: Chúng có chức năng gì, nguồn ở đâu?

  • Nghiên cứu tiết lộ: Uống rượu gây thiếu vitamin B1, dẫn đến căn bệnh nguy hiểm khi có tuổi

Nhiều bệnh nhân cho rằng vận động càng nhiều và càng đổ mồ hôi nhiều thì việc đào thải axit uric ra ngoài càng tốt.

Trên thực tế, bệnh nhân gút không nên thực hiện các bài tập thể dục gắng sức, nếu không có thể làm tăng gánh nặng thể chất. nếu ra nhiều mồ hôi cũng sẽ khiến nước tiểu cô đặc lại, không có lợi cho quá trình đào thải axit uric.

Bệnh nhân gút nên chọn một số bài tập cường độ từ thấp đến trung bình, lượng vận động ít, mồ hôi ra nhiều, sau khi tập cũng nên uống bổ sung nước kịp thời để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra ngoài tốt hơn.

6. Phẫu thuật có thể chữa khỏi hạt sạn khớp: Không đúng

Nhiều bệnh nhân gút sẽ yêu cầu bác sĩ loại bỏ lớp sạn bao quanh khớp thông qua phẫu thuật để giúp phục hồi nhanh hơn.

Mặc dù có thể loại bỏ chúng bằng phẫu thuật nhưng nếu như bạn không kiểm soát được nồng độ acid uric thì các chất dịch bao quanh khớp sẽ xuất hiện trở lại, có thể nói là điều trị được triệu chứng nhưng không phải là điều trị tận gốc.

Bệnh gút thoắt ẩn thoắt hiện tái phát nhiều lần: BS nêu 6 sai lầm bạn có thể không biết - Ảnh 5.

Bệnh gút đã gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh, một khi bệnh gút xuất hiện bạn phải chủ động kiểm soát nồng độ axit uric và tránh những hiểu lầm trên trong quá trình điều trị để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn thanh đạm, uống nhiều nước, vận động vừa phải để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric trong cơ thể ra ngoài và kiểm soát nồng độ axit uric, từ đó tránh xa bệnh gút.

*Theo Secret China

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ gửi 5 tín hiệu kêu cứu: Ai chủ quan sẽ dễ mang bệnh

Vân Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/benh-gut-thoat-an-thoat-hien-tai-phat-nhieu-lan-bs-neu-6-sai-lam-ban-co-the-khong-biet-82021131101825719.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY