Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh nhân 237 người Thuỵ Điển không hợp tác điều trị, đã được kết nối để nói chuyện với con gái

Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Anh Bằng (Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết: Bệnh nhân nam người nước ngoài tỉnh táo hoàn toàn, không sốt. Nhưng bệnh nhân tương đối không hợp tác trong quá trình điều trị.

Bệnh nhân (BN) 237 (nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển) là ca bệnh có lịch sử dịch tễ phức tạp nhất của Việt Nam từ trước tới nay, hiện đang được tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Theo ghi nhận của VTC14, BN237 với các y bác sĩ tại bệnh viện khiến công tác chữa bệnh cho bệnh nhân này gặp nhiều khó khăn. Ngoài thái độ thiếu hợp tác, bệnh nhân còn không đeo khẩu trang trong khu vực điều trị, phía các y bác sĩ phải thuyết phục thì bệnh nhân mới nghiêm chỉnh chấp hành.

Bệnh nhân 237 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. ảnh cắt từ clip

Theo chia sẻ của bác sĩ Bác sĩ Phạm Anh Bằng (Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, "Bệnh nhân nam người nước ngoài tỉnh táo hoàn toàn, không sốt. Nhưng bệnh nhân tương đối không hợp tác trong quá trình điều trị".

Bên cạnh đó, bác sĩ Trần Văn Giang (Phó trường khoa virus ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) chia sẻ trên VTC14, "Các bệnh nhân này hiện tại sức khoẻ ổn định, những bệnh nhân nặng cũng tiến triển. Các bệnh nhân còn lại ở các khoa phòng cũng đang được điều trị, theo dõi một cách chặt chẽ nhất để đảm bảo không có trường hợp nào trở nặng. Nếu chẳng may có trường hợp nào trở nặng cũng sẽ được cấp cứu kịp thời".

Theo thông tin từ Viện huyết học truyền máu Trung ương cho biết, trong quá trình điều trị, bệnh nhân đôi lúc không hợp tác (đề nghị không điều trị, tự rút dây truyền dịch và gạc cầm máu mũi), đòi ra viện. Kíp trực đã giải thích tình trạng bệnh và mời Công an phường Yên Hòa, Công an quận Cầu Giấy vào làm việc để phối hợp giải thích cho bệnh nhân.

Theo kiểm tra của công an, thị thực của bệnh nhân đã hết hạn. Do đó, bệnh nhân được yêu cầu tạm thời tiếp tục ở lại Viện để chờ liên lạc từ gia đình. Viện cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội để nhờ hỗ trợ, Đại sứ quán đã liên lạc được với con gái bệnh nhân và kết nối để nói chuyện với bệnh nhân.

Bệnh nhân 237 là bệnh nhân nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển, đến Việt Nam từ cuối tháng 12-2019, di chuyển nhiều địa điểm như: Ninh Bình (17-3), quay lại Hà Nội từ 22-3 đến nay.

Bệnh nhân 237 bị ung thư máu (bạch cầu cấp). Ngày 26-3, bệnh nhân bị T*i n*n và được chở vào Bệnh viện Việt Pháp bằng xe cấp cứu 115, sau đó quay lại khách sạn. Ngày 31-3, bệnh nhân bị chảy máu mũi nhiều, được người nhà đưa sang Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội), được khám và chuyển đến Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương.

Sáng 1-4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được chuyển đến cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/benh-nhan-237-nguoi-thuy-dien-khong-hop-tac-dieu-tri-da-duoc-ket-noi-de-noi-chuyen-voi-con-gai-20200406112620017.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY