Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh nhân đầu tiên đi lại được bằng xương đùi nhân tạo ở Việt Nam

Một cô gái trẻ ở Thanh Hóa được thay đoạn xương đùi ung thư bằng xương kim loại đã trở thành người đầu tiên đi lại được bằng xương nhân tạo ở Việt Nam.

Một cô gái trẻ ở Thanh Hóa được thay đoạn xương đùi ung thư bằng xương kim loại đã trở thành người đầu tiên đi lại được bằng xương nhân tạo ở Việt Nam.

Sài Gòn giải phóng đưa tin, ngày 9/3, bệnh viện K cho biết các bác sĩ Khoa Ngoại bụng 2 vừa thực hiện thành công ca đại phẫu thay toàn bộ xương đùi, bao gồm cả thay khớp háng và khớp gối toàn phần cho bệnh nhân Lê Thị H. (24 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hóa) bằng xương nhân tạo. Sau ca phẫu thuật, chị H. đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có xương đùi kim loại.

H. hiện là sinh viên năm cuối của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Vài tháng trước nhập viện, chân phải của H. thỉnh thoảng bị đau dọc theo thân xương đùi, đau tăng lên vào buổi tối hay khi vận động nặng.

Nhìn bề ngoài, chân không bị sưng đau hay biến dạng, tầm vận động của khớp gối hoàn toàn bình thường, mặc dù đã đi khám ở một số cơ sở y tế đa khoa nhưng không phát hiện ra bệnh.

Sau khi tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chụp X-quang xương đùi đã phát hiện có hình ảnh bất thường ở đầu dưới xương đùi nên chị H. được chuyển lên bệnh viện tuyến cao hơn để được chẩn đoán và điều trị tiếp.

Hình ảnh xương đùi tổn thương trước khi được phẫu thuật. Ảnh: Người lao động

Tại Bệnh viện K, qua thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân H. bị ung thư xương. Ngay lập tức, bệnh nhân được truyền hóa chất tiền phẫu 3 đợt và đáp ứng hóa chất tốt.

Theo Người lao động, tháng 10/2019, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đầu dưới xương đùi phải và tiếp tục truyền hóa chất hậu phẫu 6 đợt. Tuy nhiên, sau khi điều trị hóa chất hậu phẫu, vùng chỏm xương đùi có vùng tổn thương mới, bệnh nhân được hội chẩn lại giữa các bác sĩ chuyên ngành ung thư cơ xương khớp.

Các bác sĩ quyết định phẫu thuật tháo bỏ toàn bộ xương đùi, thay thế bằng xương đùi nhân tạo cho bệnh nhân H..

Phim chụp X-quang sau khi bệnh nhân được thay xương nhân tạo. Ảnh: SGGP

Ngày 2/3, ê kíp phẫu thuật gồm các chuyên gia của bệnh viện K, Bbệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Xanh Pôn đã thực hiện thành công ca phẫu thuật dài 3 tiếng đồng hồ, thay toàn bộ xương đùi bên phải cho bệnh nhân H. Đồng thời tiến hành thay khớp háng và khớp gối toàn phần, khâu phục hồi lại các điểm bám gân cơ.

5 ngày sau mổ, vết thương của bệnh nhân đã ổn định, không chảy dịch, vết mổ còn đau ít. Đến nay, các chi, khớp của bệnh nhân H. đã cử động được.

Các bác sĩ kiểm tra vết mổ sau ca phẫu thuật. Ảnh: Người Lao động

Theo các bác sĩ, ca phẫu thuật cắt bỏ tổn thương ung thư và thay toàn bộ xương đùi kim loại cho bệnh nhân H. là ca phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng mở ra hy vọng bảo tồn chi thể cho các bệnh nhân bị ung thư xương nói chung, ung thư xương đùi nói riêng. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho sự tiến bộ cho nền Y học Việt Nam tiệm cận với các nước trên thế giới.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/benh-nhan-dau-tien-di-lai-duoc-bang-xuong-dui-kim-loai-o-viet-nam-a314702.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY