Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh nhân được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam qua đời

Thời gian gần đây, bệnh nhân được phát hiện có tình trạng men gan tăng cao, xơ gan, các bác sĩ nỗ lực điều trị nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm.

Trưa 29/11, đại diện bệnh viện quân y 103 xác nhận thông tin nữ bệnh nhân nguyễn thị diệp, bệnh nhân đầu tiên tại việt nam được ghép gan qua đời.

Nguyễn thị diệp sinh năm 1995, quê hải hậu, nam định. cô được thực hiện ghép gan tại bệnh viện quân y 103 vào ngày 31/1/2004, khi 9 tuổi. người hiến gan cho cô là bố ruột, ông nguyễn quốc phòng.

Diệp bị teo đường mật bẩm sinh, đã phẫu thuật nối đường mật với ruột từ lúc 3 tuổi. năm 9 tuổi, bệnh tình chuyển biến xấu, diệp bị xơ gan, chảy máu, buộc dừng lại việc học để lên hà nội điều trị. sau đó, cô may mắn được chọn để thực hiện ca ghép gan tại học viện quân y.

Để ca phẫu thuật ghép gan cho diệp, các y bác sĩ học viện quân y - bệnh viện quân y 103 phải chuẩn bị trong 5 năm, nhiều chuyên gia được cử đi nước ngoài học ghép gan, miễn dịch, huyết học... ca mổ được thực hiện với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhật bản, đứng đầu là gs m. makuuchi.

Nguyễn Thị Diệp và bố sau ca phẫu thuật ghép gan tháng 1/2004.

Sau 15 giờ phẫu thuật, ca ghép gan đầu tiên tại việt nam thành công. sau mổ, diệp nhiều lần phải chống đỡ với các đợt thải ghép cấp, biến chứng do mang trong mình bộ phận lạ, tuy nhiên sức khỏe cô dần khá hơn và ổn định.

Năm 2018, Diệp được Bệnh viện Quân Y 103 hỗ trợ, nhận vào làm việc tại khoa Dược để trang trải cuộc sống với công việc bốc Thu*c, cân Thu*c, phân loại Thu*c. Cô uống Thu*c chống thải ghép điều độ, đều đặn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tháng.

Một năm gần đây, sức khỏe diệp yếu đi nhiều. cô thường xuyên bị ốm, đi ngoài nhiều hơn. khi bụng trướng to, không ăn uống được, cô đi khám và phát hiện men gan tăng cao, xơ gan. bệnh nhân đã được điều trị nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm.

Đươc biết, các bác sĩ đã tính đến việc sẽ ghép gan lần hai cho bệnh nhân, song do sức khỏe chưa thể đáp ứng cho cuộc đại phẫu nên cô được đưa vào danh sách chờ ghép.

(Nguồn: Vietnamnet)

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/benh-nhan-duoc-ghep-gan-dau-tien-o-viet-nam-qua-doi-ar582819.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 phút tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY