Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh nhiễm độc arsen và các hợp chất arsen nghề nghiệp

Arsen tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong hợp chất thì hợp chất của As(III) là độc nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào nhóm độc loại A gồm: Hg, Pb, Se, Cd, As. Người bị nhiễm độc As thường có tỷ lệ bị đột biến NST rất cao. Ngoài việc gây nhiễm độc cấp tính As còn gây độc mãn tính do tích luỹ trong gan với các mức độ khác nhau, liều gây Tu vong là 0,1g ( tính theo As2O3)

1. Cơ chế gây độc của arsen lên cơ thể sinh vật

- Con đường xâm nhập chủ yếu của arsen vào cơ thể là qua con đường thức ăn, ngoài ra còn một lượng nhỏ qua nước uống và không khí.

- Cơ chế gây độc của arsen là nó tấn công vào các nhóm sulfuahydryl của enzym làm cản trở hoạt động của các enzym. Arsen (III) ở nồng độ cao làm đông tụ các protein do arsen(III) tấn công vào liên kết có nhóm sunphua.

Tóm lại, tác dụng hóa sinh chính của arsen là: làm đông tụ protein; tạo phức với coenzym và phá hủy quá trình   photphat hóa tạo ra ATP.

Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổng lượng As có trong người bình thường khoảng 1,4 mg. As tập trung trong gan, thận, hồng cầu, homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc.

Sự nhiễm độc Arsen hay còn gọi là Arsenicosis xuất hiện như một tai hoạ môi trường hiện nay đối với sức khoẻ con người trên thế giới.

2. Các triệu chứng và biểu hiện khi bệnh nhân bị nhiễm độc Arsen:

- Các biểu hiện đầu tiên của chứng nhiễm độc Arsen là: chứng sạm da (melanosis), dầy biểu bì (keratosis) từ đó dẫn đến hoại da hay ung thư da. Hiện chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc Arsen.

- Nhiễm độc Arsen thường qua đường hô hấp và tiêu hoá dẫn đến các thương tổn da như: tăng hay giảm màu của da, tăng sừng hoá, ung thư da và phổi, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư ruột...

- Ngoài ra, Arsen còn có thể gây các bệnh khác như: to chướng gan, bệnh đái đường, bệnh sơ gan...Khi cơ thể bị nhiễm độc Arsen, tuỳ theo mức độ và thời gian tiếp xúc sẽ biểu hiện những triệu chứng với những tác hại khác nhau, chia ra làm hai loại sau:

a.Nhiễm độc cấp tính:

* Qua đường tiêu hoá: Khi anhydrit arsenous hoặc chì arsenate vào cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc như rối loạn tiêu hoá (đau bụng, nôn, bỏng, khô miệng, tiêu chảy nhiều và cơ thể bị mất nước...). Bệnh cũng tương tự như bệnh tả có thể dẫn tới Tu vong từ 12-18 giờ. Trường hợp nếu còn sống, nạn nhân có thể bị viêm da tróc vảy và viêm dây thần kinh ngoại vi. Một tác động đặc trưng khi bị nhiễm độc Arsen dạng hợp chất vô cơ qua đường miệng là sự xuất hiện các vết màu đen và sáng trên da.

* Qua đường hô hấp (hít thở không khí có bụi, khói hoặc hơi Arsen): có các triệu chứng như: kích ứng các đường hô hấp với biểu hiện ho, đau khi hít vào, khó thở; rối loạn thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, đau các chi; hiện tượng xanh tím mặt được cho là tác dụng gây liệt của Arsen đối với các mao mạch. Ngoài ra còn có các tổn thương về mắt như: viêm da mí mắt, viêm kết mạc.

b.Nhiễm độc mãn tính:

Nhiễm độc Arsen mãn tính có thể gây ra các tác dụng toàn thân và cục bộ. Các triệu chứng nhiễm độc Arsen mãn tính xảy ra sau 2 - 8 tuần, biểu hiện như sau:

- Tổn thương da, biểu hiện: ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu loét nhất là ở các phần da hở, tăng sừng hoá gan bàn tay và bàn chân, nhiễm sắc (đen da do Arsen), các vân trắng ở móng (gọi là đám vân Mees).

- Tổn thương các niêm mạc như: viêm kết giác mạc, kích ứng các đường hô hấp trên, viêm niêm mạc hô hấp, có thể làm thủng vách ngăn mũi.

- Rối loạn dạ dày, ruột: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón luân phiên nhau, loét dạ dày.

- Rối loạn thần kinh có các biểu hiện như: viêm dây thần kinh ngoại vi cảm giác vận động, có thể đây là biểu hiện độc nhất của Arsen mãn tính. Ngoài ra, có thể có các biểu hiện khác như tê đầu các chi, đau các chi, bước đi khó khăn, suy nhược cơ (chủ yếu ở các cơ duỗi ngón tay và ngón chân).

- Nuốt phải hoặc hít thở Arsen trong không khí một cách thường xuyên, liên tiếp có thể dẫn tới các tổn thương, thoái hoá cơ gan, do đó dẫn tới xơ gan.

- Arsen có thể tác động đến cơ tim.

- Ung thư da có thể xảy ra khi tiếp xúc với Arsen như thường xuyên hít phải Arsen trong thời gian dài hoặc da liên tục tiếp xúc với Arsen.

- Rối loạn toàn thân ở người tiếp xúc với Arsen như gầy, chán ăn. Ngoài tác dụng cục bộ trên cơ thể người tiếp xúc do tính chất ăn da của các hợp chất Arsen, với các triệu chứng như loét da gây đau đớn ở những vị trí tiếp xúc trong thời gian dài hoặc loét niêm mạc mũi, có thể dẫn tới thủng vách ngăn mũi.

Lòng bàn tay nổi các nốt sần giống mụn cơm khi bị nhiễm độc asen.

Biểu hiện chung khi bị nhiễm độc asen là: móng tay giòn, tiêu chảy, nôn, thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, co thắt cơ

Hiện chưa có phương pháp điều trị nào có thể tẩy độc asen ra khỏi cơ thể. Những gì có thể làm khi phát hiện bệnh là ngừng dùng nước nhiễm asen và điều trị các triệu chứng. Do vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

3. Các nghề và công việc chính có thể gây bệnh:

Mọi công việc phải tiếp xúc hay thở hít bụi, hơi Asen và các hợp chất có chứa Asen.

- Xử lý quặng Asen.

- Sản xuất sử dụng hoá chất trừ sâu có Asen.

- Xử lý quặng trong luyện kim màu có Asen.

- Sử dụng các hợp chất Asen và chất vô cơ trong xử lý da, sản xuất thuỷ tinh, điện tử...

4. Hướng dẫn chẩn đoán:

* Đối tượng chẩn đoán: Đối tượng chẩn đoán là người lao động làm việc trong môi trường có hơi, bụi Asen hay các hợp chất vô cơ của Asen.

* Thời gian tiếp xúc: Được xác định theo nồng độ tiếp xúc và thể bệnh.

- Thể bệnh cấp tính: thường thời gian tiếp xúc ngắn với nồng độ cao.

- Thể bệnh mạn tính: với nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng thời gian tiếp xúc dài cũng có thể bị bệnh.

* Dấu hiệu cận lâm sàng:

- Lượng Asen niệu: Lượng Asen trong nước tiểu phải lớn hơn hoặc băng 100 g/l (hay g creatinin) (cần lấy nước tiểu 24 giờ).

Ăn cá và thực phẩm biển làm tăng cao lượng Asen niệu. Do đó, đối tượng chẩn đoán phải tránh ăn các loại thực phẩm biển ít nhất là trong 2 ngày trước khi lấy nước tiểu định lượng Asen.

* Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng:

- Nhiễm độc cấp tính:

+ Nôn, tiêu chảy.

+ Đau bụng dữ dội

+ Đái ít

+ Thân nhiệt và huyết áp giảm

+ Chuột rút và co giật.

- Đối với nhiễm độc cấp tính do AsH3, có các biểu hiện bệnh sau đây:

+ Đái ra huyết sắc tố

+ Vàng do tiêu huyết

+ Viêm thận tăng đạm huyết

+ Nhiễm độc thần kinh trung ương (hôn mê)

- Nhiễm độc mạn tính:

+ Các triệu chứng đầu tiên: khó chịu, đau bụng, các cơn ngứa, đau các khớp, suy nhược.

+ Các dấu hiệu: Tiêu chảy hoặc táo, ban đỏ, hốc hác, phù mí mắt dưới. Niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên (chảy nước mũi, khản giọng, ho...), viêm màng kết hợp.

+ Các triệu chứng thần kinh: Cảm giác tê cóng, bỏng da, kiến bò hoặc ngứa kèm theo run, co giật cơ, teo cơ, liệt chi. Viêm nhiều dây thần kinh là biểu hiện chủ yếu.

+ Tổn thương da, niêm mạc: Viêm, loét, loạn sừng lòng bàn tay, bàn chân.

+ Sạm da, rụng lông tóc.

+ Suy gan

+ Viêm, suy thận

- Ung thư: Ung thư da, phổi, xương sàng, mụn cơm ác tính.

5. Hướng dẫn giám định:

Tổn thương - Di chứng sau điều trị

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ % mất khả năng lao động

Ghi chú

I. Asen và các hợp chất hữu cơ của Asen

1. Tổn thương da, niêm mạc:

a. Viêm da tiếp xúc gây loét trường diễn

1 tháng

5-10

Điều trị trên 3 lần vẫn tái phát

Nếu có nhiều ổ loét (trên 3mm và trên 5 ổ loét)

11-15

b. Loét da đã điều trị khỏi sẹo ổn định

-nt-

1-5

c. Thủng vách ngăn mũi

-nt-

11-15

d. Viêm kết mạc, viêm bờ mi mãn tính

-nt-

11-15

Viêm giác mạc để lại sẹo có ảnh hưởng đến thị lực

Đánh giá theo bảng thị lực trung tâm 

e. Sạm da (tuỳ vùng và diện tích):

3 tháng

- Dưới 50% diện tích vùng mặt, cổ

11-15

- Trên 50% diện tích vùng mặt, cổ

16-20

- Dưới 50% diện tích vùng tay, chân

6-10

- Trên 50% diện tích vùng tay chân

11-15

g. Loạn sừng lòng bàn tay, bàn chân

-nt-

5-10

2. Tổn thương thần kinh cơ

6 tháng

a. Viêm da thần kinh cơ ảnh hưởng vận động

- Mức độ nhẹ (ít ảnh hưởng vận động).

21-25

- Mức độ trung bình (vận động có khó khăn)

26-31

³2 chi=31%

- Mức độ nặng (vận động rất khó khăn).

31-40

³2 chi=41%

b. Liệt mềm, teo cơ:

6 tháng

*  Với các chi

Mức độ nhẹ (hạn chế lao động).

21-25

Mức độ trung bình (lao động khó khăn)

35-40

2 chi=41%

Mức độ nặng (mất khả năng lao động)

61-65

* Liệt mềm teo cơ, không ở các chi

16-20

c. Di chứng tổn thương thần kinh trung

Xếp loại ương theo di chứng VII nhóm bệnh thần kinh của tiêu chuẩn phân loại MSLĐ 

3. Ung thư các dạng do Asen:

30 năm

- Ung thư biểu mô da nguyên phát.

61-65

- Sarcome gan

81-95

- Ung thư phổi nguyên phát

81-95

II. Asen hydro hay Arsin (AsH3)

30 ngày

1. Vàng da tiêu huyết sau nhiễm độc cấp

a. Hồng cầu Ê 3 T. HST Ê 11 g%

31-35

b. Hồng cầu Ê 2,5 T. HST Ê 10 g%

41-45

Xếp tạm thời sau 1 năm giám định lại.

2. Suy gan

a. Chức năng biến loạn ít (Xét nghiệm sau điều trị)

31-35

b. Chức năng gan biến loạn nhiều

41-45

Xếp tạm thời sau 1 năm giám định lại.

3. Viêm thận tăng đạm huyết

60 ngày

a. Ure huyết Ê 0,6 g/l

31-35

b. Urê huyết thường xuyên từ 0,6 - 1 g/l

41-45

c. Ure huyết thường xuyên ³ 1 g/l

51-55

4. Suy thân mãn không hồi phục: (phù cổ trướng, HC < 2 triệu, Ure huyết > 1,5 g/l Creatinin > 100 mmol/1)

61-70

Nếu có tai biến nghiêm trọng như liệt, mù mắt

81-85

* Ghi chú:

- Khi bị nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen cấp tính phải được cấp cứu và điều trị cho đến khi ổn định, nếu để lại di chứng mới đưa ra Hội đồng giám định y khoa (GĐYK) để giám định.

- Khi bệnh tái phát cũng phải được điều trị ổn định sau đó mới giám định lại.

- Những đối tượng có các bệnh đã quy định ở trên (được xác định trong hồ sơ khám tuyển) không được giám định y khoa để xác định bệnh nghề nghiệp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1a084676801b370d35db93)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY