Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và những điều cần biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây nên cái ch*t cho hơn 3 triệu người trên thế giới vào mỗi năm(1). COPD còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh do các biến chứng teo cơ, mất sức lao động, trầm cảm…

Sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) là bệnh hô hấp vì hẹp đường thở, khiến bệnh nhân bị khó thở, khó thở khi gắng sức… thông thường, khi mới bị copd, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho, khạc đờm nhiều, kèm theo cảm giác khó thở, người mệt mỏi… những dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng mạn, viêm phổi... nên nhiều người chủ quan, không đi thăm khám để được điều trị sớm.

Phần lớn bệnh nhân copd chỉ đi khám khi có các biểu hiện nặng như: ho nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, đờm đặc và sẫm màu hơn… nhưng đây thường là lúc copd đã ở giai đoạn tiến triển, chức năng phổi suy giảm nhiều. bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như: suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi... tổ chức y tế thế giới (who) ước tính vào năm 2030, copd đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây Tu vong và thứ 5 gánh nặng bệnh tật toàn cầu(2).

Nhận thức đúng, điều trị COPD hiệu quả

Copd là bệnh mạn tính và không thể chữa trị dứt điểm. nhưng với sự phát triển của y học, hiện nay đã có các phương pháp điều trị và phòng ngừa copd hiệu quả nhằm giảm nhẹ các triệu chứng, thậm chí là đẩy lùi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình cùng copd. tuy nhiên, muốn làm được điều này, người bệnh cần ghi nhớ 2 nguyên tắc:

-Cần thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

-Cần tuân thủ liệu trình điều trị dự phòng của bác sĩ

1.Phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời

Phát hiện sớm và quản lý các triệu chứng của copd ngay từ đầu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân về sau.

Để xác định xem bản thân có thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không, bạn có thể tự trả lời 5 câu hỏi tầm soát đơn giản sau:

2.Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng Thu*c, tuân thủ chỉ định của bác sĩ

COPD là bệnh mạn tính, người bệnh cần tái khám đều đặn để được bác sĩ theo dõi, đánh giá và điều chỉnh Thu*c kịp thời. Theo đó, khi đã được chẩn đoán xác định, người bệnh phải dùng Thu*c suốt đời, ngay cả khi không có cảm giác khó thở hay bị ho. Các Thu*c giãn phế quản với tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện khó thở, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng… là Thu*c điều trị chủ yếu đối với COPD.

Thu*c giãn phế quản hiện có nhiều dạng từ dạng phun, hít, xịt đến dạng uống. Nhưng các Thu*c dạng xịt hít được khuyến cáo sử dụng điều trị dài hạn vì cho hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng phụ hơn dạng uống. Để sử dụng hiệu quả các dạng Thu*c xịt hít này, bệnh nhân và người nhà cần được hướng dẫn kỹ cách sử dụng để đảm bảo Thu*c đến được phổi để phát huy tác dụng và giảm thiểu lắng đọng ở vùng hầu họng.

Tuy nhiên, dù đã có Thu*c tốt, nhưng việc điều trị copd vẫn sẽ gặp khó khăn nếu người bệnh tự ý ngưng dùng Thu*c, không đi tái khám… làm bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo.

Song song đó, để việc điều trị thêm hiệu quả, bệnh nhân copd cần kết hợp duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe như: bỏ hút Thu*c, rèn luyện thân thể để chống teo cơ, tập phục hồi chức năng hô hấp, tiêm vaccine ngừa cúm và ngừa viêm phổi, ăn uống đủ chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể...

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ đó cũng ý thức hơn trong việc tầm soát và quản lý bệnh sớm, tránh vì chủ quan mà phải chịu đựng những gánh nặng bệnh tật và biến chứng nguy hiểm sau này.

Nguồn tham khảo:

(1): Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở Việt Nam. WHO - https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd - [ Last accessed: 10/2020]

(2):Chronic respiratory diseases. WHO - https://www.who.int/respiratory/copd/burden/en/; [Last accessed: 03/2020]

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/song-vui-khoe/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-va-nhung-dieu-can-biet-1309976.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY