Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Các chuyên gia đã có lời giải đáp cho câu hỏi bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ áp dụng biện pháp nhằm giảm triệu chứng.

một điều mà nhiều người muốn biết là liệu bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? hãy cùng lắng nghe các chuyên gia da liễu giải đáp vấn đề này cũng như tìm hiểu cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi hay không?

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để bệnh vẩy nến nhưng có nhiều cách để giảm bớt triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của căn bệnh này.

Bệnh vẩy nến là một trong số những bệnh ngoài da phổ biến nhất. có tới khoảng hơn 125 triệu người trên thế giới đang mắc phải căn bệnh này. theo các chuyên gia thì bệnh rối loạn mãn tính này ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có khả năng di truyền.

Khi mắc bệnh, da thường có triệu chứng đỏ, kích ứng ở nhiều phần da trên cơ thể. Hầu hết bệnh nhân đều có da dày, đỏ với các mảng bong tróc, màu trắng bạc. Căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây qua tiếp xúc thông thường.

Theo các nhà khoa học, đây là bệnh tự miễn phổ biến nhất, xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn giữa các tế bào khỏe mạnh với các tác nhân gây hại. có tới 1/3 bệnh nhân bị vẩy nến biến chứng sang viêm khớp vẩy nến. tức là hệ thống miễn dịch không chỉ tấn công da mà còn tấn công tới các khớp.

Nhiều người cho rằng bệnh vẩy nến có thể tự biến mất nhưng đó chỉ là tình trạng tạm thời, bệnh có thể xuất hiện trở lại khi có điều kiện thuận lợi. tác nhân tác động đến bệnh vẩy nến có rất nhiều, chẳng hạn như: căng thẳng, thời tiết, khô da, dùng Thu*c, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…

Hiện nay có 3 phương pháp cơ bản để chữa bệnh vẩy nến: dùng Thu*c bôi, Thu*c uống và quang trị liệu. Cụ thể:

    Thu*c bôi: tác động trực tiếp lên các triệu chứng trên da. Bao gồm: Thu*c chứa vitamin A, Thu*c chứa vitamin D, dưỡng ẩm…
    Thu*c uống: có khả năng ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể, bao gồm các loại Thu*c như: Adalimumab (Humira), Infliximab (Remicade), Etanercept (Enbrel)…

Việc điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Ngoài ra còn cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì mới có thể làm giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn.

Biện pháp phòng tránh bệnh vẩy nến quay trở lại

Khi những triệu chứng của bệnh vẩy nến giảm bớt và bạn muốn hạn chế nguy cơ tái phát thì cần thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh. cụ thể, đó là những biện pháp như sau:

# Tắm nắng

Đây là biện pháp nhằm giúp da được hấp thụ vitamin D, tăng cường dưỡng chất cho da cũng như tăng cường sức đề kháng giúp da khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên chỉ nên tắm nắng trong khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. không nên tắm nắng trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì lúc này tia cực tím hoạt động rất mạnh. bên cạnh đó các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn. nhưng chú ý không nên bôi kem chống nắng lên vùng da bị vẩy nến vì rất dễ bị kích ứng.

# Vệ sinh sạch sẽ

Đây là một điều mà chúng ta cần phải thực hiện thường xuyên, ngay cả khi không mắc bệnh vẩy nến. điều này giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế được nguy cơ bị các loại vi khuẩn tấn công. người bệnh cần lưu ý là chỉ nên chà xát nhẹ nhàng không nên chà quá mạnh có thể làm da bị trầy xước, là điều kiện thuận lợi để bệnh vẩy nến có cơ hội tấn công.

Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Bước này giúp khóa ẩm, giúp duy trì lớp dưỡng ẩm trên da tốt hơn.

# Đừng quá căng thẳng

Căng thẳng có thể gây ra ức chế, tác động không tốt đến hệ thần kinh và làm bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng. thay vì lo sâu hãy sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, thoải mái tinh thần để bệnh không có cơ hội bùng phát.

# Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đến quá trình ngăn chặn bệnh vẩy nến. người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. tăng cường uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cần thiết giúp da không bị bong tróc và ngứa. bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng miễn dịch, làm cho bệnh vẩy nến có cơ hội quay trở lại.

Như vậy bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi nhưng bạn đừng vội nản lòng và hãy tích cực chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm các triệu chứng. nhiều bệnh nhân đã sống ôn hòa được với căn bệnh này nhờ tích cực thực hiện theo các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-vay-nen-co-chua-khoi-duoc-khong)

Chủ đề liên quan:

bệnh vẩy nến chữa khỏi vẩy nến

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY