Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ: những điều bố mẹ cần biết

Một số vấn đề bố mẹ cần biết về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ. Những hướng điều trị, chăm sóc và phòng tránh viêm da dị ứng cho trẻ như thế nào?

viêm da dị ứng ở trẻ em thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lớn. tuy các triệu chứng thường không nguy hiểm nhưng bệnh ngoài da này có thể ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của trẻ.

Viêm da dị ứng ở trẻ

Viêm da dị ứng ở trẻ em là một bệnh viêm da mạn tính có đặc điểm dễ tái phát, đa số những trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong khoảng 5 năm đầu đời. diễn tiến của bệnh có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành và thường xuyên tái đi tái lại. tuy nhiên cũng có những trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ biến mất dần khi lớn lên.

Một số nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ

Hiện tại, viêm da dị ứng ở trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố kích ứng, dị ứng mà cho đến nay vẫn chưa thống kê đầy đủ. đa số những trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ liên quan đến những yếu tố tiếp xúc xung quanh môi trường sống của trẻ, bao gồm:

    Đặc điểm thời tiết khô hanh, lạnh, đặc biệt là vào mùa Đông và những thời điểm giao mùa.

Biểu hiện trẻ bị viêm da dị ứng

Đối với những trẻ bị viêm da dị ứng, biểu hiện của bệnh thường trải qua hai giai đoạn ủ bệnh và bùng phát. khi bệnh đã bùng phát thì có thể ở hai dạng bán cấp và mạn tính, mỗi giai đoạn này lại có những đặc điểm riêng biệt.

    Khi trẻ trong thời kỳ ủ bệnh, da bắt đầu mất dần độ ẩm, dễ bị khô hơn so với bình thường.

Riêng những trường hợp da có tổn thương, xuất hiện trầy xước, bội nhiễm, trẻ còn có thể có một số biểu hiện như: đau, rát ngoài da, xuất hiện các vết loét, có mụn mủ,… Những vị trí dễ bị bội nhiễm là các vùng da mỏng như má, trán, cằm, các vùng da mà trẻ dễ gãi như tay, chân, mình,…

Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng

Thông tin về điều trị và chăm sóc dưới đây không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa Thu*c và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Mỗi trẻ có thể có những chỉ định riêng biệt tùy theo tình trạng của trẻ.

Trẻ bị viêm da dị ứng cần có biện pháp điều trị và chăm sóc một cách phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. bố mẹ khi phát hiện các dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện nhi, bệnh viện có chuyên khoa da liễu để có những hướng điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc một cách phù hợp.

1. Điều trị bằng Thu*c kháng viêm, kháng sinh

Thu*c kháng viêm, kháng sinh là một trong những nhóm Thu*c điều trị phổ biến đối với những trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn. những trẻ đỏ da, nhiễm khuẩn lan rộng, chảy máu, mưng mủ, chảy dịch tiết và đóng vảy vàng,… có thể được chỉ định điều trị bằng Thu*c chống viêm, kháng sinh.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại Thu*c kháng viêm, kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ về loại Thu*c, liều lượng, cách dùng để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa nguy cơ kháng Thu*c. bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, Thu*c kháng viêm cho trẻ tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. nếu điều trị đúng cách, các dấu hiệu viêm nhiễm có thể biến mất sau khoảng 1 tuần điều trị.

2. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm

Khô da, mất độ ẩm là một trong những yếu tố khiến cho làn da của chúng ta không khỏe mạnh, dễ bị kích ứng, bùng phát nhiều bệnh ngoài da. do đó các sản phẩm dưỡng ẩm là một trong những giải pháp cần thiết cho trẻ bị viêm da dị ứng.

Tuy nhiên khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh kích ứng da không mong muốn. các sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ có khá nhiều dạng như kem bôi, Thu*c mỡ, dầu dưỡng ẩm, dung dịch,… thời gian sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ tốt nhất là sau khi tắm.

3. Chăm sóc tại nhà

Hằng ngày, trẻ bị viêm da dị ứng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm hằng ngày, lau mặt bằng khăn mềm và nước ấm. có thể làm dịu vùng da bị khô bằng cách ngâm nước ấm trong thời gian từ 5 – 10 phút. sau khi da đã khô thì lau nhẹ nhàng và sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm như đã đề cập phía trên. tùy theo mức độ thương tổn da của trẻ và hướng dẫn của bác sĩ mà có thể áp dụng vệ sinh da mỗi ngày từ 1 – 3 lần.

Các biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ

Với đặc điểm là bệnh ngoài da có xu hướng mạn tính, dễ tái phát nên phòng bệnh cũng không kém phần quan trọng so với việc điều trị. để phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ, bố mẹ cần chú ý các biện pháp sau đây:

1. Bổ sung đủ nước

Chú ý bổ sung đủ lượng nước hằng ngày cho trẻ để phòng ngừa khô da, từ đó ngăn ngừa viêm da dị ứng và các bệnh ngoài da khác. khuyến cáo của thạc sĩ lê thị hải (viện dinh dưỡng quốc gia), lượng nước trung bình trong 1 ngày cho trẻ như sau:

    Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ thì không cần thêm nước hoặc chỉ thêm từ 100 – 200 ml nước mỗi ngày.

2. Hạn chế sử dụng các chế phẩm chăm sóc da không cần thiết

Ngoài các sản phẩm được chỉ định để chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ da cho trẻ, không cần sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da không cần thiết vì có thể gây kích ứng, dị ứng. điều này có thể khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều rắc rối, làm tăng nguy cơ phát sinh những kích ứng, dị ứng mới không mong muốn. đồng thời các biện pháp vệ sinh da hằng ngày cũng cần thực hiện ở mức hợp lý, tránh lạm dụng quá mức.

3. Trẻ bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Trong thời gian điều trị viêm da dị ứng cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. đặc biệt cần bổ sung nhiều nước, các loại quả, rau xanh,… để bổ sung vitamin cần thiết. ngoài ra, cần chú ý cho trẻ kiêng một số loại thực phẩm như:

    Kiêng sử dụng các loại thực phẩm quá khô, khó tiêu hóa.

4. Một số lưu ý khác trong sinh hoạt, đời sống

    Bố mẹ cần chú ý giữ cho da bé được khô ráo, thoáng mát, không nên để cho da của trẻ bị ẩm ướt.

thông tin về viêm da dị ứng ở trẻ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. khi trẻ mắc viêm da dị ứng, bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đi thăm khám sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: 6 lá cây chữa viêm da dị ứng tại nhà

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-di-ung-o-tre)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY