Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh viêm mạn tính ở đường thở

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan, lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm.

1. Định nghĩa

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan, lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm.

2. Nguyên nhân

       Tác nhân dị ứng

-    Các tác nhân có liên quan đến công việc như chất latex

-        Hít phải dị nguyên : bụi nhà ( 44% ), bụi lông gia súc,  gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa...

-        Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết ( như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi trời lạnh và khô ) hút Thu*c thụ động.

-        Một số loại thức ăn: tôm, cua , cá...

Khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị hen phế quản đều có dị ứng.

Tác nhân kích thích

-        Một số Thu*c: Aspirin, Thu*c giảm đau Nonsteroide làm bùng nổ cơn hen.

-        Gắng sức.

-        Nghề nghiệp: tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ...

-        Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen.

-        Nội tiết: một số trường hợp hen  liên quan với khi có thai và kinh nguyệt.

-        Phản xạ dạ dầy thực quản: trào ngược dịch dạ dầy.

3. Triệu chứng

-        Triệu chứng báo trước: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, kho khan vài tiếng có khi buồn ngủ.

-        Bắt đầu cơn khó thở, khó thở chậm, khó thở ra (giai đoạn đầu) có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, đòi mở toang cửa để thở, mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 5 đến 10 phút có khi hàng giờ, có khi cơn liên miên cả ngày không dứt.

-        Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm rãi, đờm rãi màu trong quánh và dính càng khạc được nhiều càng dễ chịu. Hết cơn bệnh nhân nằm ngủ được.

-        Cơn hen thường xảy ra về ban đêm (ảnh hưởng của thời khắc và nội sinh cơ thể) hoặc khi thay đổi thời tiết. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

4. Phân loại

-        Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen, test da dương tính với dị nguyên.

-        Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính.

-        Hen phối hợp: Là sự phối hợp giữa hen dị ứng và hen nhiễm khuẩn.

-        Hen ác tính: Là trạng thái hen nặng, là trường hợp cấp cứu nội khoa, phải được điều trị tăng cường.

* Các loại cơn hen:

-        Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1-3 giờ )

-        Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 - 5 giờ đến một vài ngày

-        Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng Thu*c hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, Tu vong..

* Thể lâm sàng:

Hen trẻ em:

            Cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp cấp,1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp ( dùng kháng sinh + giảm ho ) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng, gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.

Có 2 loại cơ điạ kèm theo thở rít ở trẻ em:

-        Không có cơ địa dị ứng chỉ bị thở rít khi có nhiễm vi rút đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển, thì tự khỏi.

-        Cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm vi rút đường hô hấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con ( nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng ). Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả tốt.

Hen gắng sức:

            Có cơ chế giống như bệnh nhân phải thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấu của đường hô hấp; khí lạnh và khô kích thích gây co thắt đường thở tăng.  Có thể tránh hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi gắng sức, hoặc dùng Thu*c kích thích trước khi gắng sức.

Hen nghề nghiệp:

            Một số trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: công nhân ở xưởng cao su, công nhân ở xưởng gỗ , bánh mì, sản xuất một số Thu*c và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi...

            Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân chưa từng bị hen, rất dễ bị hen nghề nghiệp, khi công tác ở một số nghề như đã nói ở trên, thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi làm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ cuối tuần.

5. Biến chứng

-        Cấp tính: hen ác tính, tâm phế cấp , tràn khí màng phổi.

-        Mạn tính: khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

6. Phòng bệnh

-        Bỏ yếu tố kích thích: Thu*c lá, Thu*c lào.

-        Thay đổi nơi làm việc và sinh sống.

-        Tránh stress.

-        Tìm và điều trị gai kích thích, ổ nhiễm khuẩn như polip mũi họng, viêm xoang, viêm amidan và VA trẻ em.

-        Giải mẫn cảm bằng dị nguyên đặc hiệu.

7. Cấy chỉ điều trị hen phế quản

Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut vào huyệt. Đây là một phương pháp mới áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh của châm cứu. Đoạn chỉ Catgut tại huyệt trong suốt quá trình tự tiêu sẽ thường xuyên kích thích lên huyệt như khi ta dùng kim châm cứu để kích thích và sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đó. Trong quá trình tự tiêu, do bản chất là một protein nên đoạn chỉ còn tạo ra một phản ứng sinh – hóa học với cơ thể và tạo ra tác dụng chữa bệnh.

Địa chỉ Tư Vấn

Phòng cấy chỉ- Khoa Ngoại châm tê

Bệnh viện Châm Cứu TW  Đt: 043.562.0381- 0984.80.85.84

8. Câu hỏi liên quan

Câu 1: Dị ứng thức ăn có thể là yếu tố khởi phát cơn hen không?

             Hen phế quản về bản chất là một bệnh dị ứng nên có nhiều tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen, vì thế theo lý thuyết, thức ăn cũng có thể là một trong những tác nhân gây khởi phát cơn hen.

-        Ở người lớn: Hen ít khi có liên quan với dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn thường biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như nổi mày đay, rối loạn tiêu hóa.

-        Ở trẻ em: Trẻ em hay dị ứng thức ăn hơn người lớn và biểu hiện dị ứng có thể liên quan đến các triệu chứng của bệnh hen. Cần nghĩ đến dị ứng thức ăn gây hen khi cơn hen xảy ra ngay sau bữa ăn đi kèm với ngứa môi và miệng. Đậu phộng, sữa bò, mù tạt, trứng, cá, các loại hải sản có vỏ cứng (tôm cua, …) là các loại thức ăn thường gây dị ứng nhất trong đó dị ứng đậu phộng có thể gây Tu vong và cần được loại bỏ hoàn toàn trong chế độ ăn của trẻ.

Câu 2: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hen phế quản?

-        Ăn đủ chất theo tháp dinh dưỡng được khuyến cáo để cung cấp đủ năng lượng cần thiết ưu tiên cho các thức ăn càng tự nhiên càng tốt: thức ăn tươi sống, hợp vệ sinh.

-        Không nên ăn quá mặn, lượng muối ăn hợp lý là không quá 6g muối ăn mỗi ngày tính cho tất cả các thức ăn ăn vào.

-        Tăng cường rau quả và trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày để làm tăng thêm lượng vitamin C cần thiết có lợi cho tình trạng hô hấp của bệnh nhân.

-        Hạn chế ăn các thức ăn tồn trữ vì có thể có các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hen, đặc biệt đối với các chất sulfites

-        Tuyệt đối tránh các thức ăn đã có biểu hiện dị ứng, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần.

-        Khi đi du lịch xa, cần hạn chế nếm thử các thức ăn lạ có khả năng gây dị ứng.

9. Một số thiết bị hỗ trợ cho việc điều trị bệnh

Các máy khí dung: Chi tiết xem tại đây

10. Địa chỉ khám bệnh: tham khảo chi tiết

Khoa hô hấp  Bệnh Viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai,Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại (04).38693731, Fax: (04).38691800.

Website : www.bachmai.gov.vn.

Bệnh viện phổi Trung Ương:

Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại (04).38326249.

Bệnh viện Thống Nhất:

Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt – Quận Tân Bình – TPHCM

Điện thoại: (08).38640339

Bệnh viện Chợ Rẫy.

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM.

Điện thoại: (08) 3855 4137 - 3855 413.

Nguồn: http://www.benhhoc.com, http://suckhoedoisong.vn,

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c145dbf76801b2d95147452)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY