Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tư vấn khám chữa bệnh online miễn phí, sản phụ được hỗ trợ chi phí sinh con và hỗ trợ xe đưa đón

Bệnh viện Thu Cúc khuyến cáo người bệnh chỉ nên đến bệnh viện khi cần thiết, ưu tiên tư vấn online với bác sĩ trước khi quyết định đến bệnh viện. Còn đối với các thai phụ, việc sinh con là không thể trì hoãn thì tạo mọi điều kiện hỗ trợ và tập trung tối đa nguồn lực giúp sản phụ yên tâm vượt cạn mùa dịch COVID-19.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, đã nhanh chóng triển khai tư vấn khám chữa bệnh online nhằm giúp người bệnh không bị bỏ lỡ, trì hoãn việc điều trị trong thời gian dịch bệnh. Đây cũng là biện pháp kịp thời đáp ứng công văn số 338/KCB-NV của Bộ Y tế về hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế và người bệnh nhằm phòng chống dịch COVID-19. Nhờ đó người bệnh không cần ra khỏi nhà vẫn được tiếp cận y tế, hạn chế tiếp xúc, tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị của nhà nước để ngăn chặn lây nhiễm.

Đặc biệt, chi phí tư vấn được Bệnh viện Thu Cúc miễn phí nhằm hỗ trợ người dân. Đội ngũ bác sĩ tham gia tư vấn online được bệnh viện bố trí là những bác sĩ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi giàu kinh nghiệm.

Trường hợp nào cần thiết đến bệnh viện?

Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các trường hợp cần đến là những trường hợp bệnh phức tạp cần được chẩn đoán và điều trị ngay, các trường hợp cần cấp cứu. Để xác định những tình huống cần đến bệnh viện, trừ khi cấp cứu, người bệnh nên gọi điện cho Bác sĩ Online theo số 0985.88.77.55 để được bác sĩ đánh giá tình trạng và tư vấn cụ thể. Nếu nhẹ bác sĩ sẽ có hướng xử trí, nếu cần thiết phải đến bệnh viện, bác sĩ cũng sẽ có chỉ dẫn để đến khám đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và những người bệnh khác trong viện, đặc biệt là với rất đông các sản phụ đang theo dõi thai kỳ và vượt cạn tại Thu Cúc.

Đối với các sản phụ, chỉ nên đến viện trong trường hợp mốc khám thai cần thiết, trường hợp bất thường theo tư vấn của bác sĩ, trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ. Những mốc khám thai khác hoặc những vấn đề mẹ bầu băn khoăn khác đều được đội ngũ bác sĩ sản khoa của Thu Cúc tư vấn giúp mẹ bầu an tâm ở nhà phòng dịch.

Khuyến cáo của Bệnh viện Thu Cúc

Sản phụ được hỗ trợ chi phí và xe đưa đón khi đi khám thai và đi sinh

Khoa sản là một trong những mũi nhọn nổi bật của Bệnh viện Thu Cúc. Trong thời điểm dịch COVID-19 có hàng ngàn mẹ bầu đã đăng ký vượt cạn tại đây trước mỗi tháng. Vì vậy, bệnh viện cho biết sẽ tập trung mọi sự hỗ trợ để đồng hành cùng các mẹ bầu sẵn sàng đón bé. Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh lại dễ bị ảnh hưởng hơn trong thời điểm dịch bệnh, vì vậy, nhóm đối tượng bà bầu được bệnh viện ưu tiên hơn cả.

Từ đầu mùa dịch đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã tiến hành nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ thị của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc triển khai tư vấn khám chữa bệnh online đã phát huy hiệu quả với số người được tư vấn y tế tăng cao. Nhờ đó, số lượng người bệnh đến khám trực tiếp giảm đi, tạo điều kiện cho bệnh viện tạm ngừng hoạt động một số các khoa phòng. Diện tích trống dùng để ưu tiên giãn cách các bà bầu với nhau và với những người bệnh khác trong quá trình thăm khám, theo dõi thai kỳ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh viện cũng bố trí thêm nhiều phòng nằm để các mẹ có thể nằm riêng để đảm bảo tốt việc tránh tiếp xúc đông người. Bệnh viện còn hỗ trợ nhiều hạng mục khác như chi phí sinh trong mùa dịch, xe đưa đón mẹ bầu đi sinh để đảm bảo an toàn, phát khẩu trang và nước rửa tay miễn phí cho các mẹ bầu cùng rất nhiều những hỗ trợ khác nhằm đồng hành cùng các mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn trong đại dịch COVID-19.

Bệnh viện bố trí xe đón tận nhà các mẹ bầu trong thời điểm các xe dịch vụ hạn chế hoạt động.

Và đưa mẹ bầu trở về sau khi khám hoặc sinh. Xe được khử khuẩn sau mỗi lượt đón mẹ bầu.

Đội ngũ các bác sĩ sản khoa thay phiên nhau làm việc đêm ngày để chăm sóc cho các mẹ bầu. "Đồng hành cùng mẹ, sẵn sàng đón bé" là phương châm của khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, và đây cũng chính là thông điệp bệnh viện muốn nhấn mạnh trong mùa dịch COVID-19 này.

Bệnh viện có không gian rộng để giãn cách giữa người bệnh và thai phụ, và giữa các thai phụ với nhau.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Thu Cúc thực hiện tổ chức phân luồng người đến khám ngay từ bên ngoài bệnh viện với các cổng đi riêng cho từng nhóm đối tượng, không để nguy cơ virus xâm nhập vào bệnh viện ảnh hưởng đến người bệnh, thai phụ, sản phụ, nhân viên y tế tại đây.

Việc phân luồng khám được thực hiện ngay bên phía ngoài bệnh viện, không cho virus xâm nhập vào bên trong khu vực người bệnh thông thường.

Quy định thăm khám tại đây cũng được triển khai rất chặt chẽ theo chỉ dẫn của Bộ Y tế:

● Bắt buộc 100% người đến Bệnh viện Thu Cúc phải đeo khẩu trang và sát trùng tay liên tục.

● 100% người đến bệnh viện sẽ qua cửa kiểm tra thân nhiệt và làm thủ tục khai báo y tế ở ngay phía bên ngoài bệnh viện để sàng lọc.

● Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh.

● Bệnh viện khuyến cáo người dân hạn chế đến bệnh viện, chỉ đến khi thực sự cần thiết. Bệnh viện có hỗ trợ "Bác sĩ online", tư vấn qua điện thoại, khi cần hãy gọi đến số 0985.88.77.55 để được tư vấn miễn phí.

● Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện.

● Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.

● Bệnh viện Thu Cúc đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.

● Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/benh-vien-dkqt-thu-cuc-tu-van-kham-chua-benh-online-mien-phi-san-phu-duoc-ho-tro-chi-phi-sinh-con-va-ho-tro-xe-dua-don-2020041320311883.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY