Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

Ngâm vùng da bị á sừng với nước muối không chỉ khiến da bị khô mà còn có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý vấn đề này.

nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối ấm pha loãng sẽ giúp ức chế và ngăn chặn vi khuẩn hay mầm mống gây bệnh, từ đó việc điều trị được tốt hơn. tuy nhiên, cách làm này chỉ mang tính chất truyền miệng và chưa được giới y học hiện đại công nhận. vậy vấn đề này thực hư như thế nào? nếu bạn đọc có cùng thắc mắc, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Bị á sừng có ngâm nước muối được không? – Chuyên gia giải đáp

Á sừng là một trong những bệnh ngoài da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây cũng chính là một dạng của bệnh viêm da cơ địa, khó điều trị triệt để và dễ dàng tái phát trở lại, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Khi đó, vùng da bị tổn thương ửng đỏ, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti gây ngứa.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh á sừng là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ và chúng xuất hiện nhiều ở các vùng da khác nhau trên cơ thể. biểu hiện rõ rệt nhất là ở đầu ngón tay, bàn tay, chân và gót chân. một số trường hợp khác, khi da quá khô, nứt nẻ nhiều có thể dẫn đến chảy máu, dễ bị xót khi tiếp xúc với nước hay các dung dịch khác. bệnh có xu hướng chuyển nặng hơn vào những ngày mùa đông hoặc trời trở lạnh cho thời tiết hanh khô.

Các chuyên gia cho biết, tương tự như bệnh viêm da cơ địa, á sừng cũng được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. hiện nay thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh á sừng nhưng căn bệnh cũng có thể khởi phát cho một số yếu tố như: dị ứng thực phẩm, tiếp xúc nhiều với hóa chất, vùng da thường xuyên bị ẩm ướt, do di truyền,…

Nếu không có những biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh không chỉ chịu đựng những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà vết thương còn để lại những mảng trắng gây mất thẩm mỹ.

Trở lại với vấn đề chính, “bị á sừng có ngâm với nước muối được không?”. theo bác sĩ nguyễn thị lệ quyên – trưởng khoa da liễu trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc cho biết: “á sừng tuy là bệnh không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe con người nhưng nó lại là cản trở không hề nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. để khắc phục tình trạng này, có khá nhiều bệnh nhân xem việc ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối ấm là giải pháp điều trị hiệu quả. tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này chưa được giới nghiên cứu chứng minh và công nhận.”

Việc ngâm vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây ra bằng nước muối mặc dù có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hay các mầm mống gây bệnh khác nhưng sẽ làm da bị khô. không những vậy, việc tự pha nước muối để dùng thường không đúng chuẩn mà thường là nước muối ưu trương. điều này sẽ hút nước trong tế bào làm khiến cho da càng khô, nứt rộng và sâu hơn.

Bên cạnh đó, việc để vết thương hở tiếp xúc lâu với nước muối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công. từ đó, vết thương bị á sừng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia dành cho người bị á sừng

Như vừa mới đề cập, người bệnh không nên ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa. thay vào đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo vặt của dân gian để đẩy lùi bệnh được nhanh chóng cũng như phòng bệnh trở nặng. song song, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bởi vì, đây cũng được xem là phương pháp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 

Dưới đây là một việc đối tượng bị á sừng nên làm được bác sĩ da liễu hàng đầu khuyến nghị:

    Tuyệt đối không nên gãi quá mạnh nên vùng da bị á sừng. Việc gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước, viêm loét. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và gây hại;

Tóm lại, khi mắc bệnh á sừng, người bệnh không nên ngâm tay, chân hay vết thương bị tổn thương với nước muối pha loãng. việc này không chỉ không giúp loại các các triệu chứng ngứa ngáy mà còn khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. thay vào đó, người bệnh nên tìm đến những mẹo vặt điều trị từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. đồng thời, kết hợp với việc thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe. từ đó, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp để đẩy lùi bệnh được nhanh chóng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

    Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng nhiều người dùng hiệu quả

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-a-sung-co-nen-ngam-nuoc-muoi-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY