Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Tư vấn dùng Thuốc: Thuốc trị viêm họng

Vào mùa hè, do thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí lại cao, nếu không giữ gìn, bệnh viêm họng rất dễ hỏi thăm bạn
viêm họng rất dễ hỏi thăm bạn bởi họng là cửa ngõ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày.

trị viêm họng mạn tính ">viêm họng

Viêm họng là có hiện tượng tổn thương ở niêm mạc của họng nhưng nguyên nhân không phải do vi khuẩn hay virut như những bệnh viêm họng thông thường mà do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường xung quanh tác động lên niêm mạc họng làm niêm mạc họng khô, sung huyết và lúc này, các triệu chứng của viêm họng xuất hiện. Người bệnh thường không sốt, nhiệt độ bao giờ cũng dưới 37,5°C. Triệu chứng cơ năng thường gặp được biểu hiện bằng ngứa họng, cay họng, rát họng, nuốt đau.

Khám họng sẽ thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ rực, không thấy có hiện tương tăng tiết nhầy mà có cảm giác như niêm mạc họng không có nước, không có lớp chất nhày che phủ, khô như giấy ráp. Các xét nghiệm máu nằm trong giới hạn bình thường.

trị viêm họng, Thuốc gì?

Người ta cũng có thể xem viêm họng mùa hè là viêm họng do dị ứng thời tiết do uống nước lạnh, sử dụng điều hòa không hợp lý... Thuốc thường được dùng là Thuốc chống dị ứng (kháng histamin - H1, các thế hệ 1, 2, 3, 4). Thuốc kháng histamin là loại Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay – histamin được tìm thấy ở khắp các mô trong cơ thể, được dự trữ nhiều nhất trong các tế bào mast ở các mô và trong các hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm sẽ tăng tính kiềm cho niêm mạc họng.

Một số Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat...) hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy, không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo hay uống rượu khi đang dùng Thuốc. Và chỉ nên dùng Thuốc trong thời gian ngắn, đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ em vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ ở trẻ.

Bù lại lượng nước và điện giải nhằm làm ẩm niêm mạc họng bằng uống oresol, nhiều nước lọc, nước trái cây (nước cam, chanh, nước dâu...) nhưng chú ý cách pha oresol cho đúng (1 gói pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội), khi dùng không nên để qua đêm, nên uống xen kẽ với nước lọc hoặc nước trái cây khác.

Sử dụng Thuốc súc họng có tính kiềm nhẹ (BBM, muối carbonate, nước muối 0,9%...). Thuốc súc họng là loại Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc Thuốc bột dùng để pha trước khi sử dụng.

loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các Thuốc súc họng là tyrothricin như veybirol - tyrothricin.

như bétadine gargle, givalex, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol...

nước muối 0,9%, natribicarbonat...

Thường súc họng trên 2 lần/ngày, một hai ngụm đầu súc thật sạch họng, sau đó ngậm Thuốc súc họng trong 5 - 10 phút rồi nhổ Thuốc ra. Tuyệt đối không nuốt Thuốc. Một số Thuốc sử dụng với thời gian ngắn hơn. Ví dụ, listerin chỉ ngậm trong miệng 30 giây ngay sau khi đánh răng.

- Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, chỉ nên dùng dung dịch nước muối nhạt để súc họng.

- Thuốc súc họng thường được sử dụng dưới 10 ngày (trừ nước muối). Nếu sử dụng quá dài ngày cũng gây tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Pha nước muối để súc họng: chỉ nên pha nhạt như nước canh, nếu pha nhạt quá, nước muối sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH; nếu mặn quá lại gây tổn thương niêm mạc vùng họng.

- Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại Thuốc súc họng có chất sát khuẩn nếu không có ý kiến và theo dõi chặt chẽ của thầy Thuốc tai mũi họng.

- Thuốc súc họng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu không dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử trí, có thể thay Thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp khác.

Dùng nước súc họng không đúng cách có thể gây thêm tổn thương niêm mạc vùng họng.

Chế độ ăn uống cũng nên thay đổi thức ăn mềm, loãng, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Kháng sinh nhóm β lactam chỉ được sử dụng khi khám có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn vùng họng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tu-van-dung-thuoc-thuoc-tri-viem-hong-14184.html)

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.