Tai , Mũi , Họng hôm nay

Đối phó với chứng viêm họng

Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.

Điều này có thể xuất phát từ việc bạn hút Thu*c lá, môi trường không khí quá khô hay do bị dị ứng. Một số phương pháp sau đây sẽ làm dịu cổ họng:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: chỉ cần hòa tan muối vào nước ấm, súc miệng rồi nhổ ra ngoài, làm khoảng 4 lần mỗi ngày.

- Sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ: giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc cổ họng không bị khô, gây đau rát. Nếu không có máy tạo độ ẩm cho không khí, bạn hãy đặt một chậu nước ở chỗ có hơi nóng hoặc thông thoáng trong phòng để hơi nước tỏa ra, làm dịu mát không khí.

- Bỏ Thu*c lá: Khói Thu*c lá chính là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc cổ họng bị kích thích cực độ.

- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng.

- Nếu những cơn đau họng cứ tái đi, tái lại thường xuyên, bạn nên mua bàn chải đánh răng mới. Lông bàn chải chính là nơi vi khuẩn thường trú ngụ.

- Tăng cường “sức khỏe” cho hệ miễn dịch trong suốt giai đoạn có dịch cảm, cúm bằng cách bổ sung vitamine, khoáng chất, các loại thảo mộc và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C và E, kẽm, ma-giê, tỏi, gừng, nấm…

Một số cách chữa trị đau họng

1. Mật ong

Có công dụng kháng khuẩn và giúp bệnh chóng khỏi, góp phần giảm sưng và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh. Bạn chỉ cần cho một vài muỗng mật ong vào ly nước nóng hoặc ly trà thảo dược. Nên uống nước mật ong này thường xuyên.

2. Nước chanh nóng

Ly nước chanh nóng pha kèm mật ong cũng có tác dụng xoa dịu các cơn đau họng. Cách làm rất đơn giản: chỉ cần pha thêm ít chanh vào ly nước mật ong ấm.

3. Cây bạc hà đắng

Để làm trà bạc hà đắng, bạn ngâm 2 muỗng thảo dược đã được thái nhỏ này vào 1 ly nước sôi trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống.

4. Thục quỳ

Phần rễ của cây thục quỳ có chứa chất giúp che phủ được các tế bào trong cổ họng. Cách làm trà thục quỳ như sau: cho 2 muỗng thục quỳ khô vào 1 ly nước, đun sôi trong vòng 10 phút rồi lọc lại và uống từ 3 đến 5 ly / ngày.

5. Bổ sung vitamin C 3 lần/ngày

Nếu cổ họng bị đau do cảm, cúm hoặc bị liên cầu khuẩn, vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng và chống lại sự viêm nhiễm.

6. Tỏi

Đây cũng là một phương Thu*c dân gian truyền thống giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tỏi khô có khả năng kháng khuẩn và khử trùng hiệu nghiệm.

7. Thu*c bổ sung kẽm

Những người bổ sung loại Thu*c bổ có chứa khoảng 13 mg kẽm trong vòng 2 giờ mỗi lần (3 - 4 ngày) thì sẽ hết bị đau họng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư thừa kẽm thì khả năng miễn dịch cũng bị suy yếu đi. Do đó, bạn không nên sử dụng Thu*c bổ sung trong thời gian dài.

Mangyte.vn
TheoPhụ nữ/Besthealthmag

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-doi-pho-voi-chung-viem-hong-4300.html)
Từ khóa: viêm họng

Chủ đề liên quan:

viêm họng

Tin cùng nội dung

  • Chủ quan trong việc điều trị bệnh viêm họng cho bé có thể khiến bệnh tái phát với các biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY