Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan thế nào, làm sao mau khỏi?

Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn sẽ nặng hơn viêm họng. Vậy làm sao để tránh lây bệnh, nếu bệnh rồi thì điều trị ra sao, làm cách nào để mau khỏi bệnh?

Nội dung bài viết:

1. Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng thế nào?

2. Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn lây lan như thế nào?

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn?

4. Dựa vào dấu hiệu nào để biết mình bị liên cầu khuẩn?

5. Bệnh lý viêm liên cầu khuẩn nếu không điều trị sẽ gây ra biến chứng gì?

6. Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn?

7. Làm cách nào phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn?

8. Bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn cần làm gì để mau khỏi bệnh?

1. Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng thế nào?

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý về nhiễm trùng đường họng. bệnh này gây đau rát vùng cổ họng khiến bệnh nhân khó chịu, uể oải và mệt mỏi. triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn sẽ nặng hơn viêm họng.

2. Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh này vi khuẩn streptococcus nhóm a là hay còn gọi là bệnh liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm a. một số người mang vi khuẩn này nhưng hoàn toàn không có bệnh, có nghĩa là người đó có thể làm lây con vi khuẩn này cho người khác nhưng không hoàn toàn có bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan mạnh qua ba con đường, người bị bệnh hắt hơi các bọt không khí sẽ lây cho người bình thường.

Thứ hai, nó thông qua đồ vật tiếp xúc (tức là đồ vật có dính các vi khuẩn này), người lành sờ các đồ vật nhưng không rửa tay sau đó họ sẽ mang bệnh.

Thứ ba, người khỏe mạnh dùng chung thức ăn và dụng cụ với người bệnh. Ví dụ như chén, ly cũng có thể dễ làm lây bệnh cho người khác.

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn?

Cách chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên triệu chứng, khám lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân. ví dụ như xét nghiệm phết họng, tìm vi khuẩn bằng soi tươi, làm kháng sinh đồ. xét nghiệm thứ hai là định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu và qua phản ứng aso.

4. Dựa vào dấu hiệu nào để biết mình bị liên cầu khuẩn?

Biểu hiện của bệnh nhân là bệnh này xảy ra một cách đột ngột. Bệnh nhân nuốt đau, có thể đau lên cả hai tai. Triệu chứng thứ hai, bệnh nhân sốt từ 39 đến 40 độ C.

Khi đến khám, các thầy Thu*c sẽ phát hiện hạch dưới hàm, sưng to và ấn rất đau. Khi khám vùng họng, những đốm mủ lan trong amidan và nó có thể lan đến tận sau họng của bệnh nhân.

Trong xét nghiệm huyết đồ của công thức máu, bạch cầu tăng rất cao, đa số là bạch cầu đa nhân trung tính.

5. Bệnh lý viêm liên cầu khuẩn nếu không điều trị sẽ gây ra biến chứng gì?

Bệnh sẽ gây ra biến chứng lên tim, thận. sở dĩ do cấu trúc của vỏ vi khuẩn liên cầu giống với màng tim, màng thận, màng khớp. nếu chúng ta không điều trị con vi khuẩn viêm họng liên cầu, nó sẽ gây ra bệnh thận, thấp tim, viêm khớp. điều này rất nguy hiểm.

6. Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn?

Người thầy Thu*c có thể chỉ định sử dụng Thu*c kháng sinh, Thu*c giảm đau hạ sốt. Người bệnh cần sử dụng Thu*c đúng theo hướng dẫn, chỉ định nếu không, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho gan.

Người bệnh cần ăn bữa ăn nhẹ, súc miệng bằng nước ấm, tránh thức ăn có nhiều gia vị và chất kích thích như khói Thu*c lá và bụi. Để đề phòng biến chứng theo thời gian, người thầy Thu*c sẽ cho bệnh nhân cắt amidan hay nạo VA.

7. Làm cách nào phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn?

Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hay hắt hơi. Chúng ta cần dạy cho trẻ những điều này, tránh tiếp xúc với các đồ vật có liên quan đến người bệnh như ly, đồ dùng khi ăn uống.

8. Bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn cần làm gì để mau khỏi bệnh?

Khi một người đang bệnh, họ cần nghỉ ngơi nhiều. Khi bệnh nhân ngủ nhiều, đây sẽ là cách giúp cơ thể chống được tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân cần uống nước nhiều để giúp đường họng ẩm ướt, họ nuốt bớt đau hơn. Uống nước nhiều cũng sẽ chống tình trạng mất nước khi sốt.

Bệnh nhân nên ăn súp, ngũ cốc, khoai tây nghiền hoặc sữa chua. Bệnh nhân có thể xay thức ăn ra để nuốt dễ dàng hơn. Trái cây ướp lạnh cũng giúp người bệnh tăng sức đề kháng. Bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối ấm, cần pha nước loãng. Nếu nước muối quá mặn nó sẽ phản tác dụng.

Bệnh nhân cần tránh yếu tố kích thích như khói Thu*c lá và bụi.

Trọng Dy (ghi)


AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 18:24 24/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/viem-hong-lien-cau-khuan-lay-lan-the-nao-lam-sao-mau-khoi-n419415.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY