Tai , Mũi , Họng hôm nay

Bị bệnh do… lấy ráy tai

Nhiều người thích lấy các loại ráy như ráy tai, lấy ghèn. Tuy mang lại cảm giác thoải mái, nhưng việc chọc ngoáy để lấy ráy tai có thể gây nhiều bệnh về tai, mũi, họng….

Không phù hợp với S*nh l* cơ thể

BS CKII Nguyễn Thành Lợi - Trưởng khoa Tai, BV Tai Mũi Họng TPHCM cho biết: mũi, họng là cửangõ chính của cơ thể vì tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để bảo vệ cơ thể, vùng cửa mũi có lông,trong hốc mũi có lớp niêm mạc tiết ra dịch nhầy.

Khi hít không khí vào, bụi và vi khuẩn trong khôngkhí bị cản lại bởi lông mũi, một số dính vào chất nhầy chỗ niêm mạc. Một phần bụi bặm, vi trùng bịchất nhầy cuốn xuống vùng họng theo thức ăn và được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa, phần còn lạiđược thải ra ngoài.

Ở vòm mũi họng có lỗ thông qua hai bên tai gọi là lỗ vòi nhĩ nên không khí mà mũi hít vào có mộtphần qua tai giữa. Tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bởi một cái màng gọi là màng nhĩ, có nhiệmvụ dẫn truyền âm thanh vào để nghe và ngăn chặn không cho không khí, vật lạ đi vào tai giữa.

Ở 1/3ngoài của ống tai ngoài có lông và các tuyến tiết chất ráy tai (có màu vàng, có thể lỏng, sệt hoặckhô) có nhiệm vụ bảo vệ ống tai ngoài tránh tổn thương, nhiễm trùng. Bụi bẩn, vi trùng từ bên ngoàivào một phần dính vào lông, một phần dính vào ráy tai.

Tại các tiệm hớt tóc, còn có cả dịch vụ se, ngoáy lỗ ghèn (điểm lệ) để làm sạch đồng thời tạocảm giác "đã" cho khách hàng. Vật dụng để se thường là sợi tóc hoặc một số sợi nhỏ như sợi tóc.

BSVũ Anh Lê - Trưởng khoa Chấn thương, BV Mắt TPHCM cho biết, ở mí mắt trên và dưới có hai điểm lệ(lỗ ghèn) trên và dưới. Ban ngày, khi thức, tuyến lệ tiết ra nước mắt làm nhiệm vụ bôi trơn, làmsạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng).

Nước mắt này sẽ đổ về hồ lệ qua hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệvà ống lệ mũi. Nước mắt dư thừa sẽ được thoát ra ở khe mũi dưới - họng.

Khi ngủ, nhắm mắt liên tụctrong thời gian dài, phần nước mắt còn thừa lại hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trungvào khóe mắt tạo thành ghèn. Dùng sợi tóc hay bất cứ vật gì ngoáy vào lỗ điểm lệ để lấy ghèn và tạocảm giác "đã" là việc làm sai.

Ảnh minh họa: Internet

Nguy hiểm khó lường

BS Vũ Anh Lê khuyến cáo, việc chọc ngoáy vào điểm lệ và lệ quản có nguy cơ gây trầy xước, có thểđưa đến viêm và nhiễm trùng điểm lệ, lệ quản, dần dần dẫn đến tắc lệ đạo gây chảy nước mắt sống,làm nhòe và mờ mắt.

Việc dùng vật lạ chọc, ngoáy vào lệ quản với lý do lấy ghèn để vệ sinh mắt haytạo khoái cảm đều là thói quen xấu cần phải loại bỏ vì có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Chưakể, các dụng cụ tại các tiệm hớt tóc thường không vô trùng, vì vậy chúng có thể truyền bệnh từngười này sang người khác, phổ biến nhất là bệnh về nấm.

Theo BS Nguyễn Thành Lợi, mọi người thường thích ngoáy tai cho đã ngứa. Nhưng thực tế khi ngoáysẽ kích thích tai ngứa nhiều hơn và làm ống tai bị tổn thương. Những bụi bẩn, vi trùng thay vì đượcthải ra ngoài, khi ngoáy sẽ đẩy vi trùng vào sâu bên trong, cộng với sự tổn thương sẽ làm vi trùngdễ xâm nhập.

Tổn thương do lấy ráy tai có nhiều dạng như làm mất cấu trúc S*nh l* bình thường là bảo vệ ốngtai ngoài, rụng lông, trầy xước, da bị nhiễm trùng. Thậm chí có những vật nhọn làm thủng màng nhĩ,vi trùng xâm nhập gây viêm tai giữa, chảy mủ tai suốt đời để lại di chứng điếc, lâu ngày ảnh hưởngđến viêm tai xương chũm, gây biến chứng liệt thần kinh mặt, viêm màng não, não... thậm chí tửvong.

Phần đầu lông mũi rất mềm có chức năng ngăn bụi. Khi bị cắt, nhổ chức năng ngăn bụi không còn màphần chân cứng của lông có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Với những trường hợp bị bệnh, việc dùngkéo cắt chung có thể lây bệnh thông qua chất nhầy bên trong mũi.

Chưa kể, bên ngoài vùng tiền đìnhmũi là cả một ổ vi trùng. Nếu vùng tiền đình mũi bị nhiễm trùng có thể gây viêm cấp tĩnh mạch xoanghang, dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo, để vệ sinh tai và mũi, khi rửa mặt chỉ cần dùng khăn lau ướt ngoáy bênngoài cửa tai hoặc mũi là đủ. Trường hợp ráy bít lỗ tai thì có thể lấy ráy tai với dụng cụ thíchhợp, đảm bảo vệ sinh. Việc lấy ráy thậm chí cần phải nhờ đến các bác sĩ.

Theo Mộc Ly - Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-benh-do-lay-ray-tai-n171104.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy... Vậy ngoáy tai thường xuyên có tốt không?
  • Bệnh nấm tai do tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai sạch sẽ hoặc do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu…
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Bệnh này nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não..
  • Nhiều người thường dùng tăm bông ngoáy tai và xem đó là một cái thú. Tuy nhiên, đây lại là một nguy cơ gây viêm ống tai ngoài.
  • Bình thường, ống tai có thể tự làm sạch. Nếu lấy ráy tai mỗi ngày, có thể bạn sẽ vào viện vì quá sạch.
  • Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Hồi nhỏ tôi bị sinh hút nên ảnh hưởng đến một phần não làm cho một tay và một chân tôi yếu đi. Hiện tôi vẫn đi làm và trí lực vẫn bình thường.
  • Một nghiên cứu của trường đại học tại London Kings College London khẳng định, những dấu ấn tiêu cực vẫn ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của trẻ bị ăn hiếp ở trường vào 40 năm sau.
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY