Bệnh nhân P.T.N, 55 tuổi, có tiền sử viêm tai giữa mạn tính 2 bên từ nhỏ, thỉnh thoảng chảy mủtai. Tai bên phải nghe kém nặng đến mức không nghe gì từ năm 15 tuổi. Tai bên phải sử dụng máy trợthính từ nhỏ.
Tuy nhiên, tai bên trái đột nhiên không nghe gì từ 1 năm nay, máy trợ thính không còntác dụng đối với tai bên phải. Cả 2 tai rơi vào tình trạng điếc nặng và sâu. Giai đoạn đầu cô N.còn có thể đoán được lời người nói qua cách nhìn miệng.
Về sau, ngay cả khi nhìn miệng cô N. vẫnkhông hiểu được. Từ đó, bệnh nhân trở thành người lệ thuộc, lúc nào cũng cần có người nhà bên cạnh.Bệnh nhân rơi vào trạng thái bi quan, chán nản, không thể giao tiếp được.
Theo BS Lâm Huyền Trân - Bộ môn Tai Mũi Họng, ĐH Y Dược TPHCM, điếc sau ngôn ngữ là tình trạngđiếc xảy ra ở người đã nghe được và nói được trước đó. Thời gian đầu, do đã nói được nên bệnh nhânvẫn còn có thể nói được.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nghe kém này kéo dài, bệnh nhân sẽ có hiện tượngméo tiếng do không nghe được giọng nói của mình. Khiếm thính nặng và sâu ảnh hưởng trực tiếp lênchất lượng cuộc sống người bệnh.
Nếu không được can thiệp, người bị điếc sau ngôn ngữ vẫn có thểrơi vào trạng thái cô lập, cô đơn, và sự lẻ loi do không giao tiếp được với môi trường xungquanh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra điếc sau ngôn ngữ, điếc ở người cao tuổi, do ảnh hưởng của tiếng ồnlâu ngày làm cho các tế bào của ốc tai bị tổn thương, bệnh điếc do nhiễm vi khuẩn hoặc virút trongcác bệnh như: sởi, quai bị, viêm màng não…; hoặc do có tổn thương tai ngoài, tai giữa, hay cả taingoài và tai giữa và tai trong.
Bệnh nhân P. từ lúc sinh ra vẫn nghe được và nói được như trẻ bình thường. Thỉnh thoảng có nhữngđợt viêm tai giữa mạn chảy mủ tai. Hai tai giảm thính lực nặng kiểu điếc tiếp nhận.
Trong nhữngtrường hợp này, bệnh nhân bị điếc là triệu chứng chính, điếc không hoàn toàn họ vẫn nghe rõ tiếngnói to, tiếng nói khẽ hoặc nói từ xa thì họ nghe xì xào không hiểu được lời nói. Mức độ điếc thayđổi theo thời gian, lúc nào bị ngạt mũi, sổ mũi thì càng nghe kém.
Khi nói chuyện, người bị điếctai giữa thường nói nhỏ vì họ nghe tiếng nói của bản thân vang ở trong tai. Sau đó, mức độ điếc caovà đưa đến điếc hoàn toàn.
BS Lâm Huyền Trân cho biết, người lớn điếc sau ngôn ngữ mức độ nặng hoặc sâu có thể cải thiệnsức nghe nhờ vào cấy ốc tai. Trên thế giới, đã có các nghiên cứu về kết quả sau phẫu thuật cấy ốctai ở người bị điếc sau ngôn ngữ.
Tại Việt Nam, BV Tai Mũi Họng TPHCM cũng đã báo cáo phẫuthuật cấy ốc tai thành công ở người điếc sau ngôn ngữ…
Người điếc sau ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm, chấtlượng giọng nói sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Riêng với trường hợp của bệnh nhân P.T.N đã được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử AB tại Bệnh việnNguyễn Tri Phương TPHCM. Sau phẫu thuật 1 tháng, bệnh nhân được kích hoạt máy và theo chương trìnhhuấn luyện nghe nói.
Việc huấn luyện nghe nói ở người đã có kinh nghiệm về nghe trước đó thì cóthuận lợi hơn so với trẻ điếc câm chưa có kinh nghiệm gì về cảm nhận âm thanh. Ở người điếc saungôn ngữ sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp với vùng thính giác nghe được, bệnh nhân được hướngdẫn các nguyên tắc học nghe nói và tự mình có thể tập luyện để có thể nghe được âm thanh và hiểu âmthanh.
Khác với trẻ điếc bẩm sinh cần có sự trợ giúp rất tích cực từ phía cha, mẹ, người thân vàgia đình. Người khiếm thính sau ngôn ngữ ít đòi hỏi sự trợ giúp thường xuyên hơn của người thân, vìhọ có thể tự trải nghiệm và rút ra kinh nghiệm của quá trình nghe cho bản thân.
BS Lâm Huyền Trân khuyến cáo, người điếc sau ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm, chất lượnggiọng nói sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ giọng nói bình thường, người bị điếc thường nói vớigiọng rất lớn do không có khả năng nghe âm thanh của chính mình.
Cũng do không nghe âm thanh củachính mình nên cơ thể không thể tự điều chỉnh được cường độ của âm thanh. Lâu ngày giọng của ngườikhiếm thính sau ngôn ngữ sẽ bị biến đổi gọi là hiện tượng méo tiếng.
Phẫu thuật cấy ốc tai sớm ởngười điếc sau ngôn ngữ giúp cho người bệnh không bị méo tiếng, cấy càng sớm thì giọng nói của bệnhnhân càng gần như bình thường.