Dưới đây là cách chế biến những món dưa muối ngon và phổ biến trong ngày tết nguyên đán cổ truyền ở khắp 3 miền bắc, trung, nam.
Nguyên liệu:
1 kg hành củ
Giấm, đường, muối, mắm
Cách làm: Hành củ tươi mua về đã được sơ chế sẵn: cắt phần đầu cho ngắn, bỏ rễ, bỏ lớp vỏ bên ngoài chỉ giữ lại phần củ trắng bên trong. Ngâm hành củ trong nước muối loãng khoảng một ngày.
Sau một ngày, vớt hành ra và rửa lại với nước sạch, đổ vào rổ cho ráo nước.
Theo cách muối mới này, bạn sẽ dùng mắm, đường, giấm để làm chín hành chứ không dùng muối theo cách truyền thống. Cách này sẽ giúp củ hành trắng, giòn và lâu bị hỏng hơn.
Pha chế nước muối hành theo tỷ lệ: 1 bát nước mắm + 2/3 bát đường + 1 bát giấm + 1,5 bát nước.
Chú ý bạn nên mua giấm gạo loại ngon để đảm bảo an toàn và món dưa hành củ muối được ngon.
Đun sôi hỗn hợp mới pha xong rồi chờ cho thật nguội.
Rửa sạch, lau khô hũ/lọ dùng để muối giúp dưa hành tránh bị màng, ủng, không ngon.
Hành đã ráo nước xếp vào hũ rồi đổ nước pha đã nguội vào.
Lưu ý là nước mắm phải ngập hành và nếu bạn thích ăn cay thì có thể cho thêm ớt vào nhé.
Đậy kín hũ hành muối và để nơi thoáng mát. Sau khoảng 1 tuần là bạn có thể lấy hành củ muối ra thưởng thức rồi.
Nguyên liệu:
1 kg củ kiệu
Đường trắng, muối hột, giấm, phèn chua, tỏi
Cách làm: củ kiệu mua về làm sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng và một cục phèn chua. sau khoảng 1 tiếng vớt cục phèn ra, tiếp tục ngâm kiệu trong nước muối loãng.
Sau một ngày, vớt củ kiệu ra rổ, rửa sạch rồi để ráo nước. đem củ kiệu ra phơi nắng một ngày cho hơi héo.
Cho đường vào trộn đều với kiệu, sau đó cho kiệu vào hũ sạch, khô ráo ngâm từ 7 - 14 ngày. Cách làm này giúp kiệu chua tự nhiên, giòn, có màu trong, để được lâu mà không bị chua nhiều hay hóa rượu.
Kiệu ngâm đường trong khoảng thời gian đó đã lên men và có thể thưởng thức luôn. Nhưng nếu bạn muốn kiệu chua hơn thì có thể đổ giấm đã đun sôi để nguội vào hũ kiệu đã ngấm đường.
Hòa 1 bát giấm + 1/3 thìa cà phê muối + 1 bát đường rồi đun sôi để nguội. Sau khi cho kiệu đã ráo nước vào hũ muối, đổ hỗn hợp đã nguội vào sao cho phủ ngập bề mặt kiệu. Sau 2 tuần, bạn có thể thưởng thức món kiệu chua, giòn, thơn ngon.
Để cho món dưa kiệu thêm đẹp mắt, hấp dẫn và thơm ngon bạn nên thay nước kiệu 1 tuần/lần và cho thêm các loại rau củ như cà rốt, hành tím, ớt vào ngâm cùng.
Cách muối dưa hành, củ kiệu không quá khó, nhưng bạn nên muối đúng thời điểm để món dưa muối chín tới đúng dịp tết. chúc bạn thành công!
Chủ đề liên quan:
bí quyết chua ngọt củ kiệu đón tết dưa hành món ăn món ngon muối dưa muối dưa hành tết nguyên đán