Nguyên nhân và triệu chứng của viêm mũi xoang
Theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy, Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường, có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang, trong đó phải kể đến một số yếu tố như:
- Do yếu tố môi trường: Không khí nhiều khói bụi, môi trường sống ô nhiễm là căn nguyên gây ra viêm mũi xoang.
- Do thời tiết thay đổi: Vào mùa đông, thời tiết chuyển lạnh nhiều sẽ là nguy cơ lớn gây ra các tổn thương tại đường hô hấp.
- Do hệ miễn dịch bên trong kém, sức chống đỡ của cơ thể với các loại vi khuẩn, virus ở đường hô hấp trong cơ thể sẽ giảm.
- Những tổn thương tại mũi như: dị dạng, lệch vách ngăn cũng là một yếu tố dẫn đến viêm mũi xoang.
Bệnh viêm mũi xoang không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh do nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Chảy nước mũi: Dịch mũi có thể chảy ra bên ngoài hoặc bên trong. Dịch mũi thường vàng, xanh và dính. Ở giai đoạn đầu, dịch thường trong nhưng đến giai đoạn nặng thì dịch thường là dịch đặc.
- ngạt mũi: hầu hết những người bị viêm mũi xoang bị ngạt. ngạt mũi gây ảnh hưởng tới khả năng ngửi của người bệnh, ngoài ra còn có thể gây khó thở.
- Đau nhức các hốc xoang, đau có thể tại chỗ, có thể lan lên đầu gây tình trạng đau đầu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và các công việc khác.
- Dịch viêm mũi có thể chảy xuống họng và đường hô hấp gây viêm họng, viêm phế quản,…
- Ở những người bị đau lâu ngày, kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Thảo dược giúp đẩy lùi nhanh viêm mũi xoang
Lương y nguyễn thanh thúy cho biết thêm, hiện việc điều trị viêm mũi xoang bằng các phương pháp đông y đem lại hiệu quả tích cực.
Đặc biệt, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, ôn cứu… giúp nâng cao chính khí, tăng cường thể trạng cho người bệnh, từ đó giúp chống lại các tác nhân xâm nhập và gây bệnh.
Kinh giới, hoắc hương, kim ngân hoa... là những loại thảo dược giúp đẩy lùi nhanh viêm mũi xoang trong ngày đông lạnh
Một số loại thảo dược thường được sử dụng để chữa viêm mũi xoang gồm:
Kinh giới (kinh giới tuệ): Có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh phế và can. Trong Đông y, kinh giới có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa yết hầu sưng đau.
Cây cứt lợn: Có tác dụng kéo dài, làm giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi và sổ mũi nhức đầu. Dùng lá và hoa tươi cây cứt lợn giã nát và vắt lấy nước cốt, tẩm bông bôi vào mũi bên đau.
Hoắc hương: Lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải cảm. Trong Đông y, hoắc hương được dùng chữa cảm cúm, cảm nắng, nhức đầu, sổ mũi, hôi miệng…
Kim ngân hoa: có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ. có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa… ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng.
Ké đầu ngựa: theo đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế, can. có tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát khuẩn. dùng trị nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, đau khớp do phong thấp. bài thu*c chữa bệnh viêm mũi xoang dị ứng từ ké đầu ngựa như sau:
- Ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi: Cây ké đầu ngựa nấu lấy nước uống hoặc nấu cháo.
- Mũi chảy mủ đặc: Quả ké vàng tán bột. Ngày uống 4 - 8g.
- Viêm xoang mũi, chảy nước mũi, viêm mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.
- Viêm xoang mũi, họng đau, nhức đầu, tắc mũi, ngạt mũi: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Sắc Thu*c lấy nước, cho vào nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7 - 10 ngày.
Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang giữ ấm vùng mũi, quàng khăn giữ ấm cổ trong những ngày đông lạnh là cách phòng ngừa viêm mũi xoang hiệu quả
Cách phòng ngừa viêm mũi xoang trong mùa đông lạnh- Giữ vệ sinh sạch sẽ mũi họng và vùng miệng họng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi ngủ dậy cũng rất quan trọng để phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang.
- viêm mũi xoang do dị ứng thì cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, tránh các dị nguyên. cần tránh tiếp xúc khi phát hiện được các loại dị nguyên đặc hiệu
- Vệ sinh môi trường sống, chăn, ga, gối, đệm, salon… Nếu có điều kiện thì dùng chăn đệm một thời gian nên thay mới để đảm bảo vệ sinh.
- Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ để nấm mốc không phát triển.
- bỏ thu*c lá thu*c lào, hạn chế thực phẩm, đồ ăn mà nghi ngờ là nguyên nhân gây viêm mũi xoang do dị ứng như tôm, nhộng…
- Trong môi trường thì tránh tiếp xúc với khói, bụi, chất tẩy rửa, tăng cường đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc làm việc nơi ô nhiễm.
- chọn công việc thích hợp với cơ địa của mình để tránh bị viêm mũi xoang do dị ứng.
- Đề phòng các yếu tố thuận lợi cho cơn dị ứng xuất hiện như thay đổi thời tiết. Khi thời tiết chuyển lạnh thì cần phải giữ ấm cơ thể, khẩu trang giữ ấm vùng mũi, quàng khăn giữ ấm cổ.
- khi có triệu chứng khởi phát nghi ngờ viêm mũi xoang di ứng thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Theo An An/Gia đình mới
Link bài gốc Lấy link
https://www.giadinhmoi.vn/cach-chua-viem-mui-xoang-trong-ngay-dong-lanh-bang-cac-loai-thao-duoc-d31470.htmlTheo An An/Gia đình mới