Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bia rượu tổn hại não bộ giống như chứng mất trí nhớ

Cảnh báo nói trên được ba chuyên gia Rebecca Ward, Bev John và Gareth Roderique-Davies tại Đại học South Wales (Anh) đưa ra trong bài phân tích gần đây, được đăng trên chuyên trang sức khỏe The Conversation.

Cảnh báo nói trên được ba chuyên gia Rebecca Ward, Bev John và Gareth Roderique-Davies tại Đại học South Wales (Anh) đưa ra trong bài phân tích gần đây, được đăng trên chuyên trang sức khỏe The Conversation.

Không uống rượu bia là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh. Ảnh: Hussle

Theo ba vị chuyên gia, nhiều người tìm đến rượu bia để trốn tránh hoặc xoa dịu lo âu, căng thẳng tinh thần của bản thân, hoặc chỉ để giết thời gian - nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội để phòng tránh dịch covid-19. nhưng dù nguyên nhân là gì, đa số họ chỉ nhận thức bia rượu có thể gây hại cho gan và làm béo bụng, mà không biết rằng tiêu thụ thức uống có cồn quá nhiều và kéo dài sẽ gây tổn hại lâu dài cho não.

Cụ thể, những người thường xuyên uống rượu bia trong nhiều năm dễ bị “tổn thương não liên quan đến rượu” (arbd) - bao gồm nhiều căn bệnh có liên quan đến những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của bộ não. bệnh có thể tổn hại khả năng ghi nhớ, suy nghĩ, lập kế hoạch và lập luận, đồng thời gây ra những thay đổi trong tính cách và hành vi của người bệnh. các dấu hiệu ban đầu gồm: có hành vi bốc đồng, khả năng lập kế hoạch và ra quyết định kém, khó hình thành và lưu giữ ký ức mới. một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng “nhiễu loạn”, tức là họ có những ký ức bị sai lệch hoặc méo mó.

Bệnh ARBD thường khởi phát với các triệu chứng nhẹ, nhưng có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân vẫn uống rượu bia với số lượng gây hại - cụ thể là vượt ngưỡng 35 đơn vị cồn/tuần đối với nữ và 50 đơn vị cồn/tuần đối với nam. Ðược biết, một đơn vị cồn tương đương 3/4 chai/lon bia 330 ml (nồng độ cồn 5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Ðáng lo ngại là nhiều người trong cộng đồng cũng như các bác sĩ còn ít chú ý đến ARBD, khiến cho việc phát hiện và chẩn đoán các ca bệnh trở thành một vấn đề lớn. Các dấu hiệu của ARBD cũng dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của cơn say nặng hoặc ngộ độc rượu.

Nghiên cứu cho thấy cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị tổn thương não do sử dụng bia rượu, song phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới do khởi phát bệnh sớm hơn. Người trong độ tuổi từ 55-60 có tỷ lệ mắc ARBD cao nhất, nhưng vẫn có trường hợp phát bệnh khi chưa được 35 tuổi.

Nhận diện và phòng tránh ARBD

Trong chẩn đoán tổn thương não liên quan đến rượu, các chuyên gia cho biết triệu chứng của bệnh trùng với một số biểu hiện của chứng mất trí nhớ, khi nghiên cứu cho thấy có tới 24% số ca mất trí nhớ thực chất là arbd. khác với người bị mất trí nhớ, người bị arbd vẫn có thể phục hồi một phần sức khỏe trí não. do đó, chuyên gia cần xem xét thói quen dùng bia rượu và chú ý các dấu hiệu cải thiện hoặc bình phục trí não để phân biệt arbd với chứng mất trí nhớ.

Thông thường để điều trị ARBD, bệnh nhân cần ngừng uống rượu bia ít nhất 3 tháng để xem họ có bất kỳ cải thiện nào không hoặc có dấu hiệu nào cho thấy tổn thương não của họ có khả năng hồi phục. Một điều quan trọng khác cần nhận thức về ARBD là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, điều trị và đảo ngược tác hại nếu sớm được chẩn đoán và chữa trị.

Ðể kiểm soát việc tiêu thụ rượu bia, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị duy trì thói quen tập trung sự chú ý - càng nhiều càng tốt - vào những hoạt động hữu ích. Chẳng hạn như thay vì dành thời gian uống rượu, hãy dùng thời gian đó để vận động thể chất - điều được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và có lợi cho sức khỏe tâm thần.

AN NHIÊN (Theo Inverse.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/bia-ruou-ton-hai-nao-bo-giong-nhu-chung-mat-tri-nho-a122650.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY