Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Biến chủng mới của Sar-CoV-2 cần 200-300% nỗ lực khoanh vùng chống dịch

Theo thống kê của Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống COVID-19, có đến 20% những bệnh nhân mắc Covid-19 trong đợt dịch này khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác.

Cá biệt, có ca mắc Covid-19 với hàng trăm trường hợp F1 đã không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, tắt điện thoại, chặn số từ cơ quan chức năng thậm chí từ chối giao tiếp với lý do “khỏe mạnh,không có biểu hiện bệnh”.

Thực trạng này đang gây những khó khăn không nhỏ cho cơ quan chức năng trong việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Nguyễn Thế Trung, Phó tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống COVID-19 để thông tin rõ hơn về tình trạng này.

Biến chủng mới của Sar-CoV-2 cần 200-300% nỗ lực khoanh vùng chống dịch - Ảnh 1.

Người dân Hà Nội đeo khẩu trang phòng Covid-19.

PV: Thưa ông, theo Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống COVID-19 có khoảng 20% những bệnh nhân mắc covid-19 trong đợt dịch này đã không hợp tác, và có cả những ca F1 đã từ chối khai báo với cơ quan chức năng, Điều này dẫn đến tình trạng khó truy vết và kiểm soát dịch bệnh như thế nào với các cơ quan chức năng?

Ông Nguyễn Thế Trung: Thực tế, việc truy vết chúng tôi không chỉ dựa vào lời khai của F0, hay F1 mà còn nhiều thông tin khác để chúng tôi có thể tìm ra được. Tuy nhiên, chúng ta biết lần này chủng virut mới lây nhanh nên nếu chậm trễ, ví dụ như không có được sự khai báo sớm thì chúng tôi sẽ phải cử người đến tận nơi, dùng các biện pháp. Có những trường hợp phải có cơ quan chức năng vào cuộc nhưng thông tin cũng chậm đến hàng ngày, nếu một ngày như vậy có thể lây ra khá nhiều ca bệnh. Nếu theo dõi chùm ca Chí Linh về Hà Nội, chúng ta có thể thấy rằng chỉ trong vài ngày đã lây hôm nay đến hơn 10 ca.

Chúng tôi rất lo lắng nếu thông tin bị chậm. Tôi nghĩ tâm lý chung trong giai đoạn cận tết là mọi người ngại khi liên quan đến dịch. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn rộng ra nếu không kịp thời chúng ta cũng không có tết cho tất cả mọi người. Rất hy vọng tất cả mọi người khi được giao nhiệm vụ trao đổi về các thông tin thì khai báo, hơn nữa nếu có thể tự động lên khai báo trên các phần mềm chúng tôi đã triển khai trong 1 năm qua, như Covid, khai báo y tế, gần đây là khai báo lên an toàn covid, thì sẽ tốt hơn nhiều cho sự nghiệp của chúng ta phòng chống dịch.

PV: Thưa ông, rõ ràng việc những đối tượng F1, F2 không khai báo hoặc trốn khai báo thậm chí chặn cuộc gọi của cơ quan chức năng để tránh việc phải khai báo thì ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phòng chống hoặc truy vết. Theo ông cần có chế tài mạnh như thế nào đối với các đối tượng này?

Ông Nguyễn Thế Trung: Theo tôi được biết, mỗi đối tượng này là thành viên của từng cơ quan tổ chức, các cơ quan tổ chức trong suốt một năm vừa qua đều đã được tuyên truyền, đưa ra nhiều công cụ để quản lý người làm việc ở đơn vị mình hay cán bộ công nhân viên của mình. Tôi nghĩ đầu tiên các cơ quan tổ chức phải ý thức được điều này, yêu cầu nhân viên khai báo y tế, cài đặt bluezone, cũng như biện pháp khai báo ngay khi có nguy cơ là F1.

PV: Trước tình trạng này đòi hỏi sự chung tay của từng cá nhân trong cộng đồng trong việc phát hiện và khai báo thông báo về những ca F1 hay trốn khai báo không hợp tác như thế nào?

Ông Nguyễn Thế Trung: Những người biết thông tin và F1, F2 có ý thức cao là những nguồn thông tin đáng quý, bởi đôi khi bản thân những người F0, F1, F2 đang bối rối, quên thông tin không khai báo. Thì những người biết thông tin đó nếu có thể khai báo thông tin mà chúng tôi có thể tổng hợp, để giúp phát hiện quá trình lây bệnh càng nhanh càng tốt. Vì vậy, tất cả mọi người nếu có thông tin của ca F1, F0 hay sự kiện có tính nguy cơ cao thì hãy gửi thông tin cho chúng tôi càng nhanh càng tốt.

PV: Đến thời điểm này công tác khoanh vùng dập dịch đảm bảo đến đâu, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Trung: Khoanh vùng dập dịch là biện pháp làm suốt 1 năm qua, chưa bao giờ lơi là việc này. Theo chúng tôi đánh giá, mọi tổ chức y tế cũng như cơ quan liên quan đều đang gồng hết sức để khoanh vùng và dập dịch. Tuy nhiên, chúng ta đang đối diện với chủng mới có thời gian ngắn hơn, có nghĩa là ngay khi bị nhiễm thì có thể 1 ngày ,2 ngày sau có khả năng phát bệnh, khác lần trước. cũng như khi phát bệnh thì khả năng lây lan nhanh hơn nhiều. Chúng ta đứng trước thách thức đòi hỏi phải làm 200-300% so với công sức chúng ta đã dùng để khoanh vùng dập dịch trong đợt trước.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bien-chung-moi-cua-sar-cov-2-can-200-300-no-luc-khoanh-vung-chong-dich-20210202071357574.chn)

Chủ đề liên quan:

Biến chủng mới của Sar-CoV-2

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY