Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh. Ở người bình thường, chất đạm không dùng hết sẽ được chuyển hóa thành acid uric rồi theo đường bài tiết tống ra ngoài. Còn ở người bị gút, các chất đạm không được chuyển hóa hết trong cơ thể sẽ chuyển thành một chất gọi là purin. Chất này khu trú tại các khớp xương gây sưng, nóng, đỏ, đau các khớp xương.
Triệu chứng của bệnh gút rất điển hình, đó là những đợt viêm cấp khởi đầu từ ngón chân cái và lan ra toàn bộ khớp bàn ngón chân, sau đó nặng dần lên và gây đau ở cổ chân, ngón chân, đầu gối, nặng nữa sẽ chuyển lên cổ tay, ngón tay, khuỷu tay... Người bệnh bị đau dữ dội, nhất là ban đêm, ngón chân có thể bị sưng to, phù nề... Cơn đau kéo dài nhiều ngày, thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu của viêm giảm dần. Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, nước tiểu ít và đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, các đợt viêm cấp tính thường dễ tái phát, rồi chuyển sang thể mạn tính khi các đợt viêm khớp xuất hiện thường xuyên, kéo dài.
Khi bệnh đã chuyển sang mạn tính, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều với hậu quả là viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, sỏi hệ tiết niệu và nguy hiểm nhất chính là suy chức năng thận.
Nếu thấy đau các khớp ngón chân và tay, nhất là sau khi ăn đồ biển, bạn nên sớm đi khám bệnh, thử máu… Nếu lượng acid uric tăng cao, nồng độ creatinin máu cũng tăng cao, chức năng gan kém chắc chắn bạn đã mắc bệnh gút.
Chủ đề liên quan: