Phóng sự hôm nay

Bình dị nét đẹp tuổi thơ

Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên cách trung tâm Hà Nội hơn 30km về phía Đông Bắc từ bao đời nay đã lưu truyền câu ca dao: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ ba chim cò”.

Xuân La có nhiều nghề, nhưng nghề nặn “bánh chim cò” vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Ông Đào Văn Lũy đang chuẩn bị nguyên liệu để nặn những sản phẩm tò he tại nhà.

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em việt nam. ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê việt nam, đặc biệt là bắc bộ. nặn tò he xuất hiện tại miền nam việt nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền bắc di cư vào nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền bắc. ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là “đồ chơi chim cò”. các cụ ở vùng quê kể rằng, thời trước còn đói nghèo, trẻ con trong vùng chỉ có vài món đồ chơi giản đơn tự tạo như con công, gà, bò, lợn, cá... từ nguyên liệu bột tẻ pha bột nếp hoặc bột dong và từ đó có tên “bánh chim cò”. một số vùng tại miền bắc, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. tỉ mỉ với những nắm bột cùng chiếc lược trên tay, ông đào văn lũy tâm sự: “ban đầu từ nặn các hình thù con vật để trẻ con chơi rồi ăn, nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha. kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò... te... tò... te. có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau đó nói chệnh thành “tò he” được lưu truyền đến nay.

Vợ chồng ông Lũy cùng con cháu nặn tò he bên sân nhà.

Hơn ba phần tư người dân làng biết làm tò he. từ những ông, bà tóc bạc đến những em bé chưa biết đọc, biết viết, tất cả đều biết nặn tò he. làm nguyên liệu nặn tò he cũng không đơn giản. khâu làm bột là bí quyết chính của nghề. nếu làm bột không tốt thì khi bột khô dễ bị tróc, lở khỏi que. nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, 1 phần nếp. nếu thời tiết nóng, hanh khô thì cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của tò he. bột được trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. sau rồi, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng. bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng... các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ 4 màu này. bây giờ, màu thực phẩm công nghiệp được sử dụng vì tiện lợi hơn.

Trải qua những tháng năm thăng trầm, khó khăn nhưng ông Lũy vẫn bình lặng thổi hồn vào những con giống tò he để lưu giữ một nét văn hóa của dân tộc.

Những tác phẩm tò hè luôn xuất hiện vào mỗi dịp lễ hội, đặc biệt các ngày cuối tuần tại phố đi bộ ở Hà Nội các nghệ nhân làng nghề tò he bày bán, trình diễn và hướng dẫn du khách cách làm tò he.

Chia sẻ với chúng tôi về nghề nặn tò he, ông Lũy cho biết: đã mười năm vào Nam ra Bắc, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để lưu giữ nghề truyền thống. Hành trang đồ nghề khá đơn giản gồm một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày. Tuy nhiên, nặn tò he tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Làm nghề này phải có óc tưởng tượng tốt, có hoa tay mà cao hơn nữa đó còn là tính nhẫn nại, cần mẫn và tình yêu thương con trẻ. “Nặn được ra hình thù các con vật không khó, nhưng làm cho con vật có linh hồn, cảm xúc thì không phải ai cũng làm được”.

Hướng dẫn cho con trẻ làm tò he là cách để chúng thêm yêu nghề của cha ông và cũng là cách để chúng hiểu thêm về nét đẹp văn hóa dân gian.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian nhưng giản dị như lời ru của mẹ, tích tụ trí tuệ qua nhiều đời. Những sản phẩm ấy đã để lại cho người xem tình cảm thắm đượm, ngôn ngữ tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ cho con trẻ. Đến nay tò he thực sự vẫn là món ăn tinh thần rất gần gũi với trẻ em Việt Nam.

Bài, ảnh: Tuấn Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/binh-di-net-dep-tuoi-tho-n162784.html)

Chủ đề liên quan:

nét đẹp tuổi thơ xuân la

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY