Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Doanh nghiệp cấp nước sinh hoạt không phải nộp tiền khai thác tài nguyên nước

Trong thời gian qua, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất ở mức độ sơ bộ trên phạm vi toàn quốc (tỷ lệ 1:200.000); điều tra, đánh giá chi tiết nước dưới đất còn rất hạn chế, tỷ lệ 1:100.000 thực hiện khoảng 6,0%, tỷ lệ 1:50.000 thực hiện khoảng 5%, điều tra, đánh giá chi tiết (tỷ lệ 1:25.000) gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt thực hiện được 5% cho một số vùng đô thị lớn, đảo, vùng núi cao, khan hiếm thiếu nước; điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt thực hiện ở mức tổng quan. 

Từ nay đến năm 2025, ưu tiên thực hiện ở các đảo lớn quan trọng, các khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt; điều tra, tìm kiếm phát hiện nguồn nước dưới đất gắn với phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn và khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đảo lớn, quan trọng, các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Dương Lâm Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Dương Lâm

Bộ cũng sẽ hoàn thành việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên phạm vi toàn quốc; Xác định và công bố được dòng chảy tối thiểu trên các sông liên tỉnh, liên quốc gia, các sông nội tỉnh trên phạm vi toàn quốc, ở hạ lưu tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Đồng thời xác định và công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước đối với các sông, đoạn sông liên tỉnh, liên quốc gia, các sông nội tỉnh.

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước quốc gia, hệ thống giám sát việc phối hợp vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. 

Đến năm 2050, thông tin, số liệu, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước được xử lý, lưu trữ trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến theo chuẩn mực chung của quốc tế đáp ứng được yêu cầu quản lý hiệu quả, khai thác, sử dụng, bảo vệ bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 19 tháng 4 năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 1799/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Quy hoạch.

Theo đó, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường xây dựng và trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của địa phương; chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trong đó nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên nước tại địa phương được lồng ghép trong quy hoạch tỉnh phải đảm bảo các nguyên tắc như quy hoạch được phê duyệt nêu trên; đồng thời bố trí kinh phí để triển khai quy hoạch đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch. 

Dương Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-cong-bo-quy-hoach-tai-nguyen-nuoc-den-nam-2030-va-tam-nhin-den-nam-2050-post130391.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ con sông dài thứ 2 ở châu Á, Hoàng Hà đối mặt nguy cơ cạn kiệt và có thể biến mất hoàn toàn trên Trái Đất.
  • Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc tiếp tục có diễn biến phức tạp, mưa lớn ở nhiều thành phố ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam gây ra lũ lụt trên diện rộng.
  • Ý niệm sai lầm mơ hồ về sự vô hạn của một số tài nguyên vì có quá nhiều và dễ khai thác, như nguồn nước ngầm, phải trả giá nhãn tiền. Thực ra, như mọi tài nguyên hay mọi tồn tại vật chất, đều hữu hạn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 2378/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
  • (MangYTe) - Mặc dù, có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều ao hồ, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước. Số liệu thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840m3/người/năm thấp hơn 400m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Trong khi đó, dự báo lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ còn một nửa con số vừa nêu đến năm 2025.
  • (MangYTe) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
  • (MangYTe) - Ngày Nước thế giới 22/3 năm nay được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước và Biến đổi khí hậu”, nhằm nhấn mạnh giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Bộ TNMT vừa có công văn số 1086/BTNMT-TNN gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong mùa khô đầu năm 2020.
  • Tại hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên nước Mê Kông - Lan Thương diễn ra ngày 17-12-2019, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự Bộ trưởng Tài nguyên nước của các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác tài nguyên nước Mê Kông - Lan Thương.
  • Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015; Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước; Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY