Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Kịp thời tháo gỡ bất cập trong thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

(MangYTe) - Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là điểm mới quan trọng trong Luật Tài nguyên nước. Thời gian qua việc thu tiền này được triển khai như thế nào?

Cần sớm hoàn thiện quy định chi tiết

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (tnn) là điểm mới quan trọng trong luật tnn. đây là một chính sách lần đầu tiên được áp dụng ở việt nam nhằm nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách và cũng mới chỉ áp dụng đối với một số hoạt động khai thác nước có lợi thế như: thủy điện, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chưa thu tiền với hoạt động sản xuất nông nghiệp (sử dụng nhiều nước nhất, khoảng 70%), sinh hoạt của nhân dân.

Quy định này được cụ thể hóa trong nghị định số 82/2017/nđ-cp quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tnn. mới đây, chính phủ vừa ban hành nghị định số 41/2021/nđ-cp sửa đổi, bổ sung nghị định 82, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

Việc thu tiền cấp quyền khai thác tnn được quy định tại điều 65 luật tnn. theo quy định, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ được thu từ khi luật khoáng sản có hiệu lực (1/7/2011) và tiền cấp quyền khai thác tnn sẽ thu từ khi luật tnn có hiệu lực (1/1/2013). tuy nhiên, ngày 28/11/2013, chính phủ mới ban hành nghị định số 203/2013/nđ-cp quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 20/1/2014, chậm 2 năm 6 tháng kể từ ngày luật khoáng sản có hiệu lực thi hành. ngày 17/7/2017, chính phủ ban hành nghị định số 82/2017/nđ-cp quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tnn, có hiệu lực từ ngày 1/9/2017, chậm 4 năm 8 tháng kể từ ngày luật tnn có hiệu lực thi hành.

Đối với khoáng sản, các thông số tính tiền là trữ lượng và chất lượng của từng mỏ, từng loại khoáng sản. Tuy nhiên, tại thời điểm xây dựng nghị định, có khoảng 4.400 giấy phép khai thác khoáng sản nhưng nội dung cấp phép không thống nhất, phức tạp, chỉ ghi công suất khai thác, phần lớn không có trữ lượng, chất lượng khoáng sản, dẫn đến việc hoàn thiện phương pháp tính, mức thu khó khăn.

Đối với TNN, để hoàn thiện phương pháp tính cần xác định cụ thể nội hàm của từng thông số kỹ thuật tính tiền, gắn với từng đối tượng, từng công trình, mục đích khai thác nước, đặc biệt là các công trình khai thác nước tổng hợp cho nhiều mục đích khác nhau.

Có nên miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước?

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh và số liệu thống kê của bộ tn&mt, tính từ khi nghị định 82 có hiệu lực đến ngày 10/7/2020, bộ tài nguyên và môi trường đã phê duyệt được 655 quyết định cấp quyền khai thác tnn, với tổng số tiền 9.954,5 tỷ đồng; các địa phương đã phê duyệt được trên 3.300 quyết định cấp quyền khai thác tnn, với tổng số tiền trên 637 tỷ đồng.

Cuối năm 2020, trong một phiên họp của ủy ban thường vụ quốc hội, thay mặt chính phủ, bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường trình bày tờ trình của chính phủ về việc xây dựng nghị quyết của quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tnn trong năm 2020.

Theo tờ trình, mục đích xây dựng nghị quyết nhằm tạo được chính sách để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19 trong năm 2020. ước tính, nếu nghị quyết được thông qua sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng. theo lãnh đạo ủy ban tài chính - ngân sách của quốc hội, việc trình quốc hội ban hành chính sách miễn tiền cấp quyền khai thác tnn trong năm 2020 chưa đảm bảo có đầy đủ căn cứ để ban hành chính sách.

Ngoài việc được hỗ trợ về thuế, việc đề nghị miễn tiền cấp quyền khai thác tnn cho cả 3 nhóm đối tượng được quy định tại khoản 1 điều 65 luật tnn là quá dàn trải. trong khi tờ trình cũng như báo cáo đánh giá tác động của chính phủ không có số liệu cho thấy sự khó khăn trong sản xuất; tăng, giảm sản lượng sản xuất của các đối tượng, cũng như sự thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khai thác tnn và không làm rõ số dự kiến nộp ngân sách nhà nước từ các đối tượng sử dụng tnn năm 2020.

Lam Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/moi-truong/kip-thoi-thao-go-bat-cap-trong-thu-tien-cap-quyen-khai-thac-tai-nguyen-nuoc-582040.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ con sông dài thứ 2 ở châu Á, Hoàng Hà đối mặt nguy cơ cạn kiệt và có thể biến mất hoàn toàn trên Trái Đất.
  • Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc tiếp tục có diễn biến phức tạp, mưa lớn ở nhiều thành phố ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam gây ra lũ lụt trên diện rộng.
  • Ý niệm sai lầm mơ hồ về sự vô hạn của một số tài nguyên vì có quá nhiều và dễ khai thác, như nguồn nước ngầm, phải trả giá nhãn tiền. Thực ra, như mọi tài nguyên hay mọi tồn tại vật chất, đều hữu hạn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 2378/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
  • (MangYTe) - Mặc dù, có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều ao hồ, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước. Số liệu thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840m3/người/năm thấp hơn 400m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Trong khi đó, dự báo lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ còn một nửa con số vừa nêu đến năm 2025.
  • (MangYTe) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
  • (MangYTe) - Ngày Nước thế giới 22/3 năm nay được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước và Biến đổi khí hậu”, nhằm nhấn mạnh giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Bộ TNMT vừa có công văn số 1086/BTNMT-TNN gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong mùa khô đầu năm 2020.
  • Tại hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên nước Mê Kông - Lan Thương diễn ra ngày 17-12-2019, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự Bộ trưởng Tài nguyên nước của các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác tài nguyên nước Mê Kông - Lan Thương.
  • Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015; Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước; Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY