Những sai lầm khi rửa rau củ
Ngâm súp lơ với nước vo gạo sẽ làm sạch tốt hơn. nguồn ảnh: phụ nữ việt nam
Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. theo tiến sĩ phan thanh tâm, bộ môn công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, viện công nghệ sinh học thực phẩm, đh bách khoa hà nội, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
Các chuyên gia đh y khoa phạm ngọc thạch (tp hcm) đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...) từ một số chợ để nghiên cứu, làm xét nghiệm. kết quả, có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.
Sau đó các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. kết quả cho thấy sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.
Nhiều chị em lại cho rằng chần qua rau rồi nấu cho an toàn nhưng đây cũng có một sai lầm. thạc sĩ nguyễn mỹ linh, bộ môn rau và cây gia vị, viện nghiên cứu rau quả việt nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Cách rửa súp lơ với bột mì
Súp lơ có cấu tạo đặc biệt, chúng có nhiều kẽ hở nên rất khó làm sạch, các kẽ, khe này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp cộng thêm một số hóa chất độc hại do người trồng phun tưới vào.
Nếu chỉ rửa bằng nước thông thường thì chỉ làm sạch được khoảng 30%, tuy nhiên nếu rửa bằng bột mì sẽ giúp làm sạch những thứ bẩn trong khe, kẽ của súp lơ.
Trước khi rửa bạn cần thái súp lơ theo miếng vừa ăn, cho một ít muối hòa tan vào chậu nước sạch, cho súp lơ vào ngâm khoảng 15 phút, pha thêm một chậu nước khác cùng 1 muỗng canh bột mì rồi vớt súp lơ qua và rửa cùng bột mì, cuối cùng thì rửa lại với nước sạch và mang chế biến là được.
Cách rửa nấm với bột mì
Nấm là nơi dễ chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nhất, chúng thường bám vào mũ nấm, những khe nứt của nấm, đặc biệt là những loại nấm nhỏ, mọc dày như nấm kim châm, nếu không rửa sạch sẽ rất bẩn.
Bột mì có tác dụng hút các tạp chất bên trong nấm, nên dùng bột mì rửa nấm là lựa chọn đúng đắn nhất.
Bạn chỉ cần pha 1 muỗng canh bột mì vào chậu nước sạch, sau đó cho nấm vào rửa bằng tay trong khoảng 5 phút để bụi bẩn, tạp chất bám bên trong được loại bỏ, sau 5 phút thì thay nước và rửa lại thêm 3-4 lần, nấm sẽ sạch.
Nước nghệ
Do đặc tính khử trùng mạnh mẽ, nghệ cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả. bạn chỉ cần cho 5 muỗng cà phê bột nghệ vào một chậu nước sôi (tùy vào lượng hoa quả cần ngâm), khuấy đều và để chậu nước nghệ nguội hẳn.
Do đặc tính khử trùng mạnh mẽ, nghệ cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả. sau đó, cho trái cây và các loại rau vào ngâm trong vòng 15 phút. rửa sạch lại lần nữa với nước là được.
Ngâm trái cây, rau củ với dấm
Dấm là một trong những thành phần hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu từ trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. bạn chỉ cần pha loãng 10% giấm trắng với 90% nước, ngâm trái cây và rau quả của bạn trong đó. ngâm trong khoảng 10 phút, trong thời gian đó, bạn hãy khuấy rau củ và trái cây thật đều trong hỗn hợp. cuối cùng rửa lại 1 lần với nước đun sôi để nguội là được.
Theo Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.kinhtedothi.vn/bao-ve-ntd/bo-tui-cach-rua-rau-cu-an-toan-70092.htmlTheo Tiêu dùng