Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đừng quên chần qua các thực phẩm sau trước khi nấu

Bước chần nguyên liệu trước khi nấu rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện. Một số thực phẩm phải chần qua trước khi nấu để loại bỏ các tạp chất, độc tố.

Bước chần nguyên liệu trước khi nấu rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện. Cách này nhằm phần nào loại bỏ được axit oxalic, dư lượng thuốc trừ sâu, nitrit và các chất độc hại khác trong thực phẩm. Có một số loại thực phẩm nếu bỏ qua bước này khi nấu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc.

Súp lơ

Chần qua súp lơ trước khi nấu giúp rau giữ được màu xanh. Ảnh minh họa.

Súp lơ là món mà nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề khiến các chị em cảm thấy khó khăn nhất chính là rửa sạch nó bởi vì súp lơ có chứa nhiều bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật và có thể có chứa những con bọ nhỏ. Việc chần qua nước sôi vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa giúp súp lơ chín nhanh hơn, giòn hơn, không bị quắt và giữ được màu xanh tự nhiên sau khi xào.

Đậu phụ

Đậu phụ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày. Nó có thể được chế biến thànhcác món ăn như đậu rim, rán, sốt, đậu phụ Tứ Xuyên, lẩu... Thông thường, đậu mua về được chịem nội trợ chế biến luôn nhưng thực tế, cần luộc qua nó trước khi nấu.

Lý do là vị đậu thường có mùi đặc trưng, để loại bỏ bớt một chút nặng mùi của đậu thì nên luộcqua trước khi nấu. Ngoài ra, khi luộc đậu xong, kết cấu của miếng đậu trở nên chắc chắn hơnnên khi nấu sẽ không dễ bị vỡ, nát.

Măng tươi

Măng tươi là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu sơ chế không đúng cách, loại thực phẩm này rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong măng có chứa glucozit. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, glucozit bị thủy phân và giải phóng axit xyanhydric.

Người lớn chỉ cần ăn phải 20mg axit xyanhydric đã có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc măng thường là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở,…

Vì vậy, bước chần măng với nước sôi là cực kỳ quan trọng. Sau khi xắt lát măng mỏng thì đem luộc qua với nước sôi trong khoảng vài phút. Trong quá trình luộc cần chú ý không đậy kín nắp nồi, từ đó mới giúp chất độc trong măng bay hơi ra ngoài. Cuối cùng, vớt măng ra và rửa lại với nước lạnh rồi chế biến tùy theo khẩu vị gia đình.

Rau có hàm lượng axit oxalic cao

Rau dền, rau chân vịt, mướp đắng và một số loại rau có hàm lượng acid oxalic cao cần chần qua nước sôi trước khi nấu để làm loãng hàm lượng acid axalic. Bởi nếu uống quá nhiều nước có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các khoáng chất như canxi, kẽm và tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể vì acid oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, khiến cơ thể bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

Theo Thu Phương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/dung-quen-chan-qua-cac-thuc-pham-sau-truoc-khi-nau-d197575.html

Theo Thu Phương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dung-quen-chan-qua-cac-thuc-pham-sau-truoc-khi-nau/20240430042421838)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY