Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4156/QĐ-BYT kèm hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Trong Hướng dẫn này Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, người bệnh cần:
- Được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác.
- Theo dõi sát hơn để phát hiện tất cả những bất thường. Gọi cho nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe gia đình hoặc của chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Mang theo Thu*c sẵn có vào bệnh viện để tiếp tục sử dụng và thông báo với bác sỹ điều trị về bệnh nền và Thu*c đang sử dụng của mình.
- Gia đình cần tích cực động viên, an ủi người nhiễm.
Ảnh minh họa: Internet
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần bố trí người nhiễm ở phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho F0.
- Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác;
- F0 cách ly, điều trị tại nhà không: Ăn uống cùng với người khác; Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly; Tiếp xúc gần với người khác…
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của F0 để tránh lây nhiễm như: F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng; nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…
Luôn mở cửa sổ, cửa lối đi khi có thể, nhằm cho không khí luôn được thay đổi; Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác; Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung; Sử dụng quạt và máy lọc không khí.
Đối với ca mắc COVID-19 là trẻ em, Bộ Y tế hướng dẫncha mẹ hãy bình tĩnh nếu con mình nhiễm COVID-19 và tự tin vào khả năng chăm sóc trẻ khi trẻ nhiễm.
Tuy nhiên cha mẹ cần để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là khóc hoặc cáu quá mức ở trẻ nhỏ; Lo lắng hoặc buồn thái quá; Thói quen ăn uống hoặc ngủ không lành mạnh.
Hoặc biểu hiện dễ cáu và hành vi "cư xử không đúng đắn" ở thanh thiếu niên; Kết quả học tập kém hoặc trốn tránh tham gia học trực tuyến; Khó chú ý và tập trung; Bỏ tham gia các hoạt động trẻ từng thích trước đây.
Trẻ bị nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân; thậm chí trẻ có thể uống rượu, hút Thu*c hoặc sử dụng các loại Thu*c khác (đối với trẻ lớn).
Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19 đồng thời giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch COVID-19. Tuy nhiên trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ, do đó cần hạn chế nói chuyện với trẻ về tin tức, sự kiện về COVID-19 với trẻ.
- Cha mẹ cần khuyến cáo trẻ cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
- Đồng thời hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải…
Chủ đề liên quan:
Những người mắc COVID-19 không được theo dõi ở nhà