Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 60 - 150cm, phân cành nhánh thừa, có mủ trắng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, thon hẹp hình ngọn giáo, dài 6 - 8 cm; cuống 3 - 4 mm. Cụm hoa dạng tán ở ngọn thân; mang 6 - 12 hoa màu vàng ở giữa, nâu ở xung quanh; cánh hoa dính nhau ở phần góc và rũ xuống; nhị làm thành một cột to, màu đỏ, tràng phụ màu vàng,dạng thuỳ quăn đính vào cột nhị. Quả đại xếp đứng từng đôi, dài 6 - 8 cm; hạt có mào lông.
Gốc ở Trung Mỹ, cũng được thuần hoá ở nhiều xứ nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường được trồng vì hoa có dáng lạ nom như cái hoa tai. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Có các glucosid aselepiadin và vincetoxin. Trong lá có 3 glucosid trợ tim trong đó có aselepiaside D.
Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy; dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.
Ở Trung Quốc thường được dùng trị: 1. Viêm tai, mụn nhọt và viêm mủ da; 2. Thông kinh. Liều dùng 6 - 9g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị 1. Vết gẫy, vết đứt; 2. Eczema, nấm tóc. Lấy lá tươi giã đắp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ trong điều trị bệnh trĩ và bệnh lậu; lá được dùng làm Thu*c cầm máu và trị bệnh lậu. Còn cây thường dùng trong điều trị bệnh lao phổi. Ở nước ta, cây được dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và tẩy giun. Ngày dùng 8 - 16g, dạng Thu*c sắc.
1. trị viêm vú, nhọt và viêm mủ da, dùng bông tai 6-9g sắc uống, cũng đồng thời lấy nước lau, rửa bên ngoài. 2. eczema: ép thân cây lấy nhựa bôi.