Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bột ngọt - những điều cần lưu ý

Bột ngọt, còn gọi là mì chính (mượn từ tiếng Quảng Đông), có thể là một chất tăng hương vị độc đáo cho những thực phẩm khi chế biến, nhưng nếu lạm dụng chúng quá nhiều liệu có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?

Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng bột ngọt mà không gặp bất kỳ tác động tiêu cực tới sức khỏe bản thân. Tuy nhiên ở một số người khác, cơ thể của họ có thể bị phản ứng với các chất hóa học có trong bột ngọt. Khi ấy, bột ngọt có thể làm họ bị hen suyễn, đau đầu và nhịp tim bất thường.

1. Sử dụng quá nhiều (lạm dụng) bột ngọt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe:

      - Thành phần chủ yếu chứa trong bột ngọt, mì chính sau khi tiêu hóa sẽ phân giải thành glutamic axit. Một khi chất này có hàm lượng quá cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông tin của hệ thần kinh. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều bột ngọt, mì chính, cơ thể còn có thế bị thiếu kẽm.

      - Thạc sĩ Lưu Thủ Nghị, Đại học Nông lâm TP HCM, cho biết, mì chính là muối của axit glutamic, một chất có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, lượng mì chính dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động của não, gây mất trí nhớ, đồng thời làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh. Nó còn hủy diệt tất cả các thụ thể (những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não). Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.

      - Ở những người không dung nạp bột ngọt, có thể gặp các triệu chứng sau đây: Cảm giác nóng ở phía sau cổ, cánh tay và ngực; Tê ở phía sau cổ, cánh tay;  Ngứa ran ở mặt, vai, lưng trên, cổ và cánh tay; Đau ngực; Nhức đầu; Buồn nôn; Tăng nhịp tim; Co thắt phế quản (khó thở); Buồn ngủ; Uể oải, ngủ lơ mơ…

      - Việc lạm dụng mì chính còn gây ra các triệu chứng như nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Một số người sau 30 phút sử dụng gia vị này đã có cơn trầm cảm với biểu hiện ban đầu là căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân sẽ có những đợt trầm cảm ngắn, trở nên ủ rũ, tính khí thất thường.

      - Trong trường hợp những người khỏe mạnh, không dung nạp bột ngọt, thì những triệu chứng phức tạp có xu hướng xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi ăn 3 gam hoặc nhiều hơn lượng bột ngọt lúc bụng đói hoặc không có thức ăn khác.

      - Tuy nhiên, để an toàn, bạn và gia đình luôn luôn nên sử dụng biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn không chắc chắn về việc tiêu thụ bột ngọt như thế nào mới an toàn thì cách tốt nhất là bạn chỉ đơn giản hạn chế sử dụng nó. Hoặc bạn có thể mua thực phẩm hạn chế bột ngọt và luôn luôn kiểm tra các nhãn sản phẩm.

2. Đối tượng không nên dùng bột ngọt:

      - Những người tiêu thụ hơn 3 gam bột ngọt mà dạ dày trống rỗng/ ngày.

      - Những người có bệnh hen suyễn nặng và khó kiểm soát.

      - Người có thể trạng nhạy cảm (như hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa... ). Nếu dùng, các triệu chứng trên sẽ xảy ra nhanh chóng và nhiều hơn.

      - Người mắc bệnh cao huyết áp, thận hoặc tim.

      - Trẻ em: Việc cho mì chính vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện mì chính (khi không có mì chính, trẻ sẽ không ăn).

      - Lưu ý: Coi chừng loại mì chính pha hóa chất độc hại như hàn the, phèn...

3. Dùng bột ngọt - Lợi hay hại?

      - Các nghiên cứu đã cho rằng, bột ngọt vẫn được coi là an toàn nếu dùng lượng vừa phải.

      - Không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn với bột ngọt góp phần tạo nên bệnh tâm thần, chứng mất trí, bệnh teo cơ, hoặc bất kỳ lâu dài hoặc bệnh mãn tính khác.

      - Không có bằng chứng cụ thể cho thấy bột ngọt có thể gây tổn thương não hoặc làm thiệt hại tế bào thần kinh ở người.

      - Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khẳng định bột ngọt là một trong các loại phụ gia thực phẩm an toàn nhất nếu dùng lượng cho phép và lưu ý cách chế biến để bột ngọt tránh bị “biến chất”.

4. Lượng bột ngọt khi dùng:

      - Căn cứ về mặt khoa học và các tài liệu chính thức từ các tổ chức y tế trên thế giới như tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Uỷ ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lý Thu*c và Thực phẩm của Mỹ (FDA), liều dùng bột ngọt hàng ngày ADI (acceptable daily intake) được công bố là “không xác định”. Theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT, ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế Việt Nam, bột ngọt cũng được xếp vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và cũng không có qui định liều dùng hàng ngày.

      - Tuy nhiên, cần phải hiểu “liều dùng bột ngọt hàng ngày không xác định” thế nào cho đúng. Điều này không có nghĩa là bột ngọt là một chất quá thiết yếu mà mỗi ngày cơ thể cần phải ăn cho đủ vì bột ngọt không phải là một dưỡng chất mà nó chỉ là gia vị. Vì thế, để món ăn ngon và đậm đà hơn, chúng ta có thể nêm nếm bột ngọt với liều lượng tùy theo khẩu vị của từng người.

      - Do đó, bột ngọt cũng như những gia vị khác, khi sử dụng phải đúng chức năng “chất điều vị” của nó với liều lượng dùng phù hợp sao cho món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

5. Những điều cần lưu ý khi dùng bột ngọt:

      - Không nấu ở nhiệt độ cao: Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70-90 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp. Nếu cần làm đông thức ăn nên cho bột ngọt trước khi làm đông.

      - Không cho trực tiếp khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp: Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.

      - Không cho vào thực phẩm có tính kiềm: Bột ngọt sẽ bị thay đổi tính hóa học khi ở trong dung dịch kiềm, sinh ra glutamate dinatri có mùi hôi. Vì vậy khi nấu thức ăn có tính kiềm bạn không nên cho thêm bột ngọt.

      - Không cho vào thực phẩm thực phẩm có tính axit: Bột ngọt khó phân giải trong thức ăn có tính axit, tính axit càng cao thì sự phân giải càng kém.

      - Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

      - Cho quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.

      - Không cho vào các món chiên rán rau củ và thực phẩm có màu vàng: Ví như với món trứng, trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.

      - Nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp. Cũng không cho trực tiếp mì chính khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp. Mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp, không nên dùng bột ngọt rắc lên trên món ăn vì độ hòa tan không bảo đảm như ý.

      - Đối với rau vừa xào hoặc nấu xong, nên múc ra bát, dùng một ít nước rau đó hòa tan bột ngọt rồi đổ vào bát canh nấu hoặc xào đã múc ra và trộn đều.

      - Không nên ướp bột ngọt trực tiếp vào thức ăn sống. Các đồ ăn có tính axít cao như các loại đồ chua không nên sử dụng bột ngọt, vì bột ngọt rất khó hòa tan trong các món này. Với các đồ ăn có tính kiềm cao như trứng, muối cũng vậy vì bột ngọt sẽ phát vị khai chua.

      - Tuyệt đối không nên thêm mì chính vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

      - Khi sử dụng bột ngọt chung với các gia vị khác như muối, đường, dấm, xì dầu, nước mắm, cần lưu ý về trình tự nêm các gia vị. Nguyên tắc cơ bản là loại thấm uớt yếu phải cho vào nước trước, loại thấm uớt mạnh cho vào sau. Còn bột ngọt thì tất nhiên phải bỏ sau cùng, khi món ăn đã nấu xong nhưng còn nóng nhưng chú ý không được quá nóng.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d1d5e6b33308524f16a9c74)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY