Tin y tế hôm nay

Tin y tế

BS Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về 2 phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, hướng dẫn cách đảm bảo an toàn

TS.BS Lê Quốc Hùng khẳng định bất kỳ loại Thu*c nào cũng có những phản ứng không mong muốn, bao gồm vắc-xin COVID-19.

Việt Nam đang tích cực thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên và sau đó mở rộng ra nhiều đối tượng khác, từng bước tạo thành miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch bệnh.

Vai trò lớn của vắc-xin COVID-19

Trước nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng và độ an toàn của vắc-xin COVID-19, mới đây TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) đã có những chia sẻ về vắc-xin COVID-19, những phản ứng khi tiêm, xác suất Tu vong cũng như những khuyến cáo sau khi tiêm vắc-xin.

TS.BS Lê Quốc Hùng chia sẻ về 2 loại phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, hướng dẫn cách đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

TS.BS Lê Quốc Hùng.

Cụ thể theo TS Lê Quốc Hùng, nếu như Thu*c chữa bệnh thông thường ai sử dụng sẽ có tác dụng cho chính người đó thì với vắc-xin, việc tiêm ngừa là để phòng bệnh cho chính mình và những người ở xung quanh mình.

Điều này cũng sẽ tránh được nguy cơ gây bệnh, lây lan mầm bệnh về nhà cho gia đình, người thân.

Nếu như trong cộng đồng được tiêm vắc-xin với tỉ lệ 70-80% toàn dân thì cả cộng đồng ấy được bảo vệ. Đó là lý do vaccine ngừa COVID-19 được Bộ Y tế và Chính Phủ cố gắng tổ chức tiêm chủng cho người dân.

Tuy nhiên theo TS.BS Hùng, nói như vậy không có nghĩa là vắc-xin COVID-19 bảo vệ hoàn toàn khỏi sự nhiễm bệnh mà không cần những biện pháp khác. Bởi như bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hiệu quả đáp ứng được chỉ từ 75-95%. Sẽ có những người đã tiêm rồi vẫn nhiễm bệnh, bởi kháng thể tạo ra trong mỗi người là khác nhau.

Do đó bên cạnh tiêm vắc-xin thì người dân vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế là: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.

Ngoài ra, TS.BS Lê Quốc Hùng khẳng định bất kỳ loại Thu*c nào cũng có những phản ứng không mong muốn, bao gồm vắc-xin COVID-19.

Vắc-xin hoạt động theo cơ chế nào?

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, có 4 cách cơ bản sản xuất vaccine.

Thứ nhất là lấy 1 đoạn DNA của virus gây bệnh để tạo ra vaccine. Thứ hai là lấy một số chất protein trong virus khuếch tán tạo ra vaccine. Thứ ba là lấy virus khác không gây bệnh cho người, làm yếu đi rồi bơm các gene virus gây bệnh vào virus không gây bệnh, kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống virus đó.

Và cách thứ tư là dùng chính virus đó nhưng làm yếu đi, không đủ khả năng gây bệnh nữa để tạo vắc-xin.

Nguyên tắc cơ bản của tất cả các cách là lấy đặc trưng của virus đang dẫn tới bệnh lý, để nghiên cứu chế tạo vắc-xin.

Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, các hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết virus mang độc, có thể gây bệnh, từ đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể.

Kháng thể sẽ giúp cơ thể chống lại, tiêu diệt virus gây bệnh, làm virus không nhân lên được trong cơ thể.

TS.BS Lê Quốc Hùng chia sẻ về 2 loại phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, hướng dẫn cách đảm bảo an toàn - Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin tại BV Chợ Rẫy TP.HCM.

Mọi vắc-xin đều có phản ứng không mong muốn

TS.BS Lê Quốc Hùng khẳng định bất kỳ loại Thu*c nào cũng có những phản ứng không mong muốn, bao gồm vắc-xin COVID-19. Thậm chí kể cả thức ăn, đồ uống hàng ngày (như hải sản) cũng có thể khiến con người bị dị ứng.

Với vắc-xin COVID-19, phản ứng sau tiêm chia làm hai loại:

Một là phản ứng thông thường, chấp nhận được, biểu hiện qua các triệu chứng như bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Các phản ứng này sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày tiêm.

Nhóm phản ứng thứ hai là phản ứng có hại và nguy hiểm, thậm chí có người tiêm vaccine sẽ sốc phản vệ nặng (như trường hợp nữ nhân viên y tế ở An Giang). Tuy nhiên tỉ lệ người bị phản ứng nguy hiểm không cao.

TS.BS Lê Quốc Hùng chia sẻ về 2 loại phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, hướng dẫn cách đảm bảo an toàn - Ảnh 3.

TS.BS Lê Quốc Hùng khẳng định bất kỳ loại Thu*c nào cũng có những phản ứng không mong muốn, bao gồm vắc-xin COVID-19.

Khuyến cáo để an toàn sau tiêm

Để tránh phản ứng không mong muốn nguy hiểm sau tiêm vắc-xin, TS.BS Hùng cho rằng đầu tiên người được tiêm phải hợp tác tốt với nhân viên y tế.

Nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các bệnh nền, tiền sử dị ứng của người tiêm như: người được tiêm vắc-xin dị ứng hải sản, có bệnh cấp tính hay đang điều trị gì không...

Dù vậy, việc sàng lọc này không thể bảo đảm 100% được bởi nhiều trường hợp khỏe mạnh, chưa bao giờ có tiền sử dị ứng nhưng vẫn có nguy cơ phản vệ nặng sau tiêm vắc-xin.

Do đó, nhân viên y tế phải yêu cầu người được chích ngừa ở lại 30-60 phút tại điểm chích đó để kịp thời can thiệp, xử trí khi có vấn đề biến chứng xảy ra.

Trên bình diện thế giới, chỉ có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ nặng dẫn đến Tu vong vì không xử lý được. Đại đa số các trường hợp phản vệ đều có thể xử trí.

TS.BS Hùng khuyến cáo sau 3 ngày tiêm vắc-xin, nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì người tiêm cần quay lại ngay cơ sở y tế thông báo chi tiết để được can thiệp phù hợp.

BS Bệnh viện Cợ Rẫy chia sẻ về 2 phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, hướng dẫn cách đảm bảo an toàn - Ảnh 5.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bs-benh-vien-cho-ray-chia-se-ve-2-phan-ung-khong-mong-muon-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-huong-dan-cach-dam-bao-an-toan-20210510173139548.chn)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY