Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bức ảnh khiến bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng phải giật mình: Chỉ 1 lời to tiếng cũng đủ khiến trẻ tổn thương thế này đây

Trong mắt của con, bố mẹ luôn là người thân mà con yêu thương nhất. Và việc phải chứng kiến cảnh hai người mình thương cấu xé nhau, con đau lắm!

Là vợ chồng, ai lại chẳng có những lúc bất đồng tranh luận. Từ những chuyện nhỏ nhặt như ai rửa bát, ai quét nhà, cho đến việc nuôi dạy con cái, rồi công việc… Dẫu chuyện cãi vã trong hôn nhân là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề khi những trận xung đột vợ chồng ngày càng nhiều, gay gắt và nhất là khi ở trước mặt con.

Trong mắt của trẻ em, bố mẹ luôn là người thân mà con yêu Có những lúc bố mẹ tưởng con ngủ rồi nên mới đem chuyện ra tranh luận, nhưng đâu biết rằng dưới lớp chăn kia, trong góc phòng tối kia là hình ảnh con cuộn người khóc tức tưởi trong lo lắng và sợ hãi.

Những

Trên thực tế, có rất nhiều người, dù đã lớn, nhưng vẫn giật nảy mình, hoảng hốt khi nghe tiếng ai đó nói to bởi nỗi ám ảnh về những lần gây gổ kịch liệt của bố mẹ vẫn còn nằm mãi trong tâm trí của họ. theo các nhà tâm lý, những trận cãi nhau thường xuyên và dữ dội của bố mẹ sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. bằng chứng là một nghiên cứu của tiến sĩ alice graham, công tác tại trường đại học oregon (mỹ), đã cho thấy việc

Kết quả, Tiến sĩ Alice phát hiện ra rằng tùy vào từng tông giọng khác nhau mà trẻ có những hoạt động não khác nhau. Đặc biệt, vùng não liên quan đến căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc đã phản ứng mạnh mẽ với giọng nói tức giận.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng hành động cãi nhau của bố mẹ tác động tiêu cực đến thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ em ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởng thành. Chẳng hạn như:

1. Nó gây cho trẻ sự bất an

Bố mẹ cãi nhau sẽ làm suy yếu cảm giác an toàn của trẻ về sự ổn định của gia đình. Không những vậy, con còn lo lắng không biết khi nào cuộc tranh luận này mới kết thúc hay có khi nào bố mẹ ly hôn hay không. Ngoài ra, nó còn khiến cho trẻ luôn phải trong tâm trạng thấp thỏm vì những trận xung đột của bố mẹ thường xảy ra một cách bất thình lình.

2. Nó khiến trẻ bị căng thẳng

Có nhiều bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần mình không cãi nhau trước mặt con thì con sẽ ổn. Nhưng xin thưa rằng tất cả mọi đứa trẻ khi phát hiện bố mẹ đang cãi nhau to thì luôn tìm cách nghe lén. Con nghe xem bố mẹ đang cãi nhau về chuyện gì, có nghiêm trọng không. Điều này khiến trẻ trở nên căng thẳng. Và căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như cản trở sự phát triển tâm lý bình thường ở trẻ em. Con sẽ trở nên chán ăn, hay đau đầu, đau bụng, khó ngủ, mất ngủ, xuất hiện chứng sợ tiếng nói to…

3. Cho trẻ một cái nhìn lệch lạc về cách giải quyết vấn đề

Lớn lên trong cảnh phải chứng kiến 4. Không thể tập trung vào học hành

Những trận xung đột của bố mẹ nếu diễn ra một cách thường xuyên sẽ khiến cho tâm trí của trẻ luôn bận rộn với lo lắng và căng thẳng. Từ đó, con sẽ không thể nào tập trung vào học tập được. Kết quả học tập sẽ trở nên sa sút nghiêm trọng.

5. Sợ kết hôn vì ám ảnh tuổi thơ

Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Thế nên, nếu bố mẹ cứ luôn giải quyết mâu thuẫn với vợ/chồng mình bằng những cuộc xung đột, thì sau này khi lập gia đình, trẻ cũng sẽ luôn gây gổ với bạn đời khi có hiểu lầm xảy ra.

Tệ hơn nữa, có nhiều đứa trẻ khi lớn lên sợ kết hôn. Con chấp nhận sống một mình, hoặc làm mẹ đơn thân, bố đơn thân chứ không muốn dính dáng đến mối quan hệ ràng buộc vợ - chồng vì sợ bị tổn thương.

Trên thực tế, rất nhiều người thường khuyên nhau rằng vợ chồng có gì thì đóng cửa phòng bảo nhau, chứ đừng cãi nhau trước mặt con. Lời khuyên này đúng nhưng thật ra chưa đủ. Bởi trẻ con nhạy cảm lắm. Con hoàn toàn có thể bắt được sóng giận dữ từ bố mẹ tỏa ra từ ánh mắt, hành động, thái độ, chứ không phải chỉ bằng mỗi lời nói.

Thế nên, nếu mâu thuẫn có xảy ra, điều các cha mẹ cần làm là hãy luôn bình tĩnh ngồi xuống trò chuyện với nhau một cách tử tế. Luôn tôn trọng đối phương, không la hét, đe dọa, đánh đập vợ/chồng của mình. Càng không được lôi kéo con vào "cuộc chiến".

Điều quan trọng nhất là hãy giải quyết vấn đề một cách thân thiện, hòa bình và mang tính xây dựng. Có như thế, trẻ mới học được cách giải quyết mâu thuẫn, đồng thời gia đình mới hạnh phúc và con mới thành công.

Nguồn: Parenting, Mom, Family

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/buc-anh-khien-bat-cu-ong-bo-ba-me-nao-cung-phai-giat-minh-chi-1-loi-to-tieng-cung-du-khien-tre-ton-thuong-the-nay-day-20201007223544501.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung