Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bước cần làm trước khi cất thịt chín vào tủ lạnh, rất ít người tinh tế làm được khiến cả nhà dễ rước bệnh, thậm chí là ung thư

Nếu chị em vẫn luôn có quan niệm bảo quản thịt đã nấu chín kiểu này trong tủ lạnh thì xin chia buồn, bạn đang khiến cả nhà gặp nguy hiểm.

Thịt nấu chín cho vào tủ lạnh bảo quản là có thể ăn từ ngày này sang ngày khác, thậm chí tháng này sang tháng khác là quan niệm của nhiều người. Nhưng chúng ta quên mất việc chia nhỏ thịt trước khi cất tủ lạnh.

Điều này khiến miếng thịt nhanh mất chất, nguy cơ vi khuẩn phát triển, xâm nhập, gây bệnh tiêu hóa, thậm chí nguy cơ ung thư là điều khó tránh.

Bảo quản thịt chín đúng cách là: Thịt nguội là đem chia nhỏ, bảo quản tủ lạnh ở nhiệt độ cụ thể từng loại thịt.

Bảo quản thịt đã nấu chín trong tủ lạnh quên mất việc chia nhỏ thịt trước thì đúng công cốc!

Nếu chị em vẫn luôn có quan niệm ném nguyên tảng thịt đã chín vào tủ lạnh, phó mặc cho tủ lạnh bảo quản thì vô cùng sai lầm.

Theo CDC, bạn tuyệt đối không bao giờ được cho thịt đã nấu chín vào tủ lạnh mà chưa chia nhỏ chúng ra.

CDC cảnh báo: "Các miếng thịt lớn, chẳng hạn như thịt quay hoặc gà tây nguyên con, nên được chia thành số lượng nhỏ để bảo quản lạnh tốt hơn".

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc không chia nhỏ thịt trước khi cất vào tủ lạnh bảo quản không đảm bảo miếng thịt được làm lạnh đồng đều.

Điều này dẫn đến vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi, tấn công miếng thịt từ sâu bên trong. Ăn loại thịt này nguy cơ mắc bệnh cực cao.

Ăn thịt đã có vi khuẩn phát triển khiến bạn bị bệnh nặng như thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thịt dù sống hãy đã làm chín chăng nữa để càng lâu trong tủ lạnh sẽ càng hao hụt dinh dưỡng.

Có nhiều gia đình được biếu, đi chợ tích trữ quá nhiều, nhất là trong dịp Tết, thành ra có khi thịt để lâu trong tủ lạnh kéo dài hàng tháng, thậm chí nửa năm vẫn đem ra dùng. Loại thịt này không chỉ hao hụt dinh dưỡng nhiều mà ăn vào còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật. Trong đó, ung thư là chuyện khó tránh.

"Nhiều người vẫn có suy nghĩ cực sai lầm là cho thịt vào tủ lạnh thì hoàn toàn yên tâm chất lượng thịt. Trong thực tế, các vi khuẩn và ký sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt dù cho chúng ta đã để đông lạnh. Ăn loại thịt này về lâu dài sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Theo CDC, E. coli và Salmonella là 2 loại vi khuẩn phổ biến có thể tìm thấy trong thịt. Nếu bạn ăn thịt đã nhiễm khuẩn, bạn có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng máu.

Riêng tại Mỹ, người ta ước tính, vi khuẩn Salmonella có thể gây ra một bệnh lây truyền qua thực phẩm phổ biến ảnh hưởng đến hơn 1.000.000 người dân nơi này mỗi năm.

E. coli và Salmonella còn có thể gây ra những bệnh nặng hơn thế. Thậm chí là T* vong, tùy vào nhóm đối tượng. Theo CDC, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu và phụ nữ mang thai đều có nguy cơ này.

Nếu bạn và gia đình thưởng thức những tảng thịt được bảo quản trong tủ lạnh hãy cẩn trọng với các dấu hiệu sau đó. Nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày, phân có máu, sốt cao hơn 38,8 độ C, có dấu hiệu mất nước (tiểu ít, không đi tiểu, khát nước thường xuyên, miệng khô, chóng mặt) hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Thịt chín sau khi chia nhỏ đều cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ cụ thể mới đảm bảo hiệu quả, an toàn sức khỏe

CDC khuyến cáo, thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C hoặc lạnh hơn trong vòng 2 giờ sau khi nấu chín.

Tuy nhiên, nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ nóng hơn 32 độ C như ở trong xe hơi nóng, trong một chuyến dã ngoại mùa hè... thì nên cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ.

Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn tiếp cận những thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh. Thế nhưng, CDC nhấn mạnh, nếu bạn để những miếng thịt lớn nguội đủ nhanh để ngăn chặn quá trình xâm nhập này của vi khuẩn, việc đầu tiên cần nhất vẫn là chia chúng thành những miếng thịt nhỏ.

Thịt đã nấu chín không đồng nghĩa với việc có thể bảo quản mãi trong tủ lạnh

Chúng ta vẫn thường quan niệm đồ nấu chín, bỏ tủ lạnh bảo quản rồi ăn đến khi nào hết cũng được. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm của các gia đình Việt. Khuyến cáo chung là đừng để thịt đã nấu chín trong tủ lạnh quá lâu và mong rằng chúng luôn an toàn để ăn.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), ngay cả những loại thịt được bảo quản đúng cách nhất cũng sẽ không ngon trong một khoảng thời gian kéo dài. Nhưng thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm nấu chín này khác nhau tùy theo từng loại.

USDA cho biết, ví dụ thịt xông khói hoặc xúc xích nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh an toàn ở nhiệt độ 4 độ C hoặc ngăn mát hơn trong vòng 1 tuần. Thịt lợn, thịt bò hoặc thịt gia cầm nấu chín khác sẽ chỉ đảm bảo dinh dưỡng, ăn thấy ngon miệng trong vòng 3-4 ngày để tủ lạnh.

Việc giới hạn thời gian bảo quản thịt nấu chín trong tủ lạnh tại nhà được cho là giúp món ăn không bị hư hỏng hoặc gây hại sức khỏe.

https://afamily.vn/buoc-can-lam-truoc-khi-cat-thit-chin-vao-tu-lanh-rat-it-nguoi-tinh-te-lam-duoc-khien-ca-nha-de-ruoc-benh-tham-chi-la-ung-thu-20220217112835588.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/buoc-can-lam-truoc-khi-cat-thit-chin-vao-tu-lanh-rat-it-nguoi-tinh-te-lam-duoc-khien-ca-nha-de-ruoc-benh-tham-chi-la-ung-thu-20220217112835588.chn)

Chủ đề liên quan:

bệnh ung thư

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY