Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bưởi giúp phòng bệnh nhưng uống cùng Thuốc chữa bệnh cực nguy hiểm, ai đang uống 1 trong 6 loại Thuốc này cần tránh xa

MangYTe - Thành phần trong bưởi có tác động tới một số loại Thuốc khi vào cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo nếu uống Thuốc và ăn cùng thời điểm sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, bưởi làm tăng nồng độ Thuốc trong máu, Thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần Thuốc được chuyển hóa thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hóa để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng Thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng Thuốc chúng ta uống vào.

Việc chuyển hóa giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Nói cách khác, chính do enzyme CYPs này mà nồng độ Thuốc trong máu giảm xuống. Các loại Thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức Thuốc còn lại trong máu.

Ảnh minh họa

Trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines. Những chất này ức chế hoạt động của enzyme CYPs nên việc chuyển hóa giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ Thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khỏe, tương tự như dùng quá liều Thuốc.

Các chuyên gia khuyến cáo, để an toàn tốt nhất nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trước và sau 6 tiếng khi uống Thuốc.

Với những người đang dùng các loại Thuốc sau cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn bưởi:

Thuốc giảm mỡ máu

Các chuyên gia lưu ý rằng các statin trong Thuốc hạ mỡ máu, như simvastatin, atorvastatin, và lovastatin, sẽ an toàn hơn khi dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều bưởi hoặc uống nước bưởi khi dùng loại Thuốc này, nó sẽ khiến Thuốc tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi như tổn thương gan, tiêu cơ vân và thậm chí gây suy thận cấp.

Ảnh minh họa

Thuốc hạ huyết áp

Bưởi rất giàu kali, nó có tác dụng hạ huyết áp và làm tăng nồng độ Thuốc trong máu của Thuốc hạ huyết áp. Do đó, ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trong khi dùng Thuốc hạ huyết áp sẽ tương đương với việc tăng lượng Thuốc, rất dễ gây giảm huyết áp đột ngột và có thể gây chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi và đau thắt ngực nghiêm trọng… nặng có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, không ăn bưởi và uống Thuốc huyết áp cùng thời điểm.

Thuốc an thần

Bưởi sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa Thuốc an thần, kéo dài thời gian tác dụng của Thuốc và làm nặng thêm các triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ. Ngày tiếp theo dùng Thuốc, có thể có các triệu chứng "nôn nao" chẳng hạn như chóng mặt, những công nhân và lái xe trong thời gian sử dụng Thuốc cần đặc biệt chú ý.

Thuốc Tr*nh th*i

Bưởi sẽ cản trở sự hấp thụ và tác dụng Thuốc Tr*nh th*i của phụ nữ, nếu ăn bưởi trong khi dùng Thuốc có thể gây mất tác dụng ngừa thai.

Thuốc chống dị ứng

Bưởi có thể gây ra phản ứng bất lợi với các Thuốc chống dị ứng như terfenadine, gây chóng mặt, đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.

Thuốc giảm cân

Với những người sử dụng Thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.

Ngoài ra, một số loại Thuốc khác như Thuốc làm loãng máu, các loại Thuốc chống trầm cảm, thậm chí Thuốc làm giảm rối loạn cương dương... cũng bị ảnh hưởng do bưởi.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/buoi-giup-phong-benh-nhung-uong-cung-thuoc-chua-benh-cuc-nguy-hiem-ai-dang-uong-1-trong-6-loai-thuoc-nay-can-tranh-xa-20210922114110805.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY