Kinh tế xã hội hôm nay

Cả làng đang đổi đời từ trồng cây dược liệu sâm dây, sâm Ngọc Linh

Một trong những hộ dân trồng sâm Ngọc Linh và đã thu được “quả ngọt” là hộ ông A Sinh - Trưởng thôn Pú Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Cách đây một tháng, gia đình ông A Sinh bán 1kg sâm Ngọc Linh (khoảng 90 cây sâm Ngọc Linh 5 tuổi) với giá 65 triệu đồng.

Nhờ chuyển đổi sang trồng các loại cây cho thu nhập cao như cà phê xứ lạnh, sâm dây, sâm Ngọc Linh, đời sống người dân vùng căn cứ cách mạng xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) từng bước đổi thay mạnh mẽ. Cũng nhờ thế, người dân đón tết sung túc và no đủ hơn...

Người dân đang phơi củ Sâm dây, một trong các loại cây dược liệu được kỳ vọng sẽ giúp người dân Măng Ri đổi đời.

Sâm dây, một trong các loại cây dược liệu được kỳ vọng sẽ giúp người dân Măng Ri đổi đời.

Những ngày Tết Mậu Tuất 2018, thời tiết xã Măng Ri - nơi từng là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum - dù lạnh giá nhưng nhiều người vẫn hồ hởi đi chơi tết.

Già trẻ trong những bộ đồ mới, gương mặt vui tươi đến nhà người thân chúc tết. Nhiều người ngồi bên ché rượu cần ngân vang khúc hát và bàn chuyện ra tết chuyển sang trồng sâm dây để tăng thu nhập. Trong mỗi câu chuyện luôn chứa đựng kỳ vọng vào một cuộc sống no đủ phía trước.

Chỉ tay vào góc nhà, nơi đựng 3 ché rượu cần, già A Bây (làng Ngọc La, xã Măng Ri) nói, tết năm nay là cái tết ấm no nhất của gia đình. “Năm ngoái, già chỉ mua 2 ghè rượu và 2 con gà. Năm nay làm luôn 3 ghè rượu, 3 con gà, thịt lợn mấy ký và đặc biệt là cặp bánh chưng mà nhà nước đã hỗ trợ tiền cho thôn làm rồi phát cho các hộ. Những năm gần đây, nhà mình luôn ăn tết lớn vì đời sống cao hơn”, già A Bây phấn khởi.

Theo già A Bây, đời sống nâng cao, ngoài được Đảng, Nhà nước quan tâm, thì một phần do người dân biết chuyển đổi cây trồng.

“Hồi trước mình chỉ trồng mì, bời lời và lúa. Những cây này giá không cao. 2-3 năm nay chuyển sang trồng 1 sào sâm dây, 1 sào cà phê, 2 sào bời lời nên thu nhập cao hơn nhiều lần. Sắp tới già có ý định sẽ nhân rộng vườn sâm dây vì cây này dễ sống, dễ chăm sóc, thu nhập gấp hàng chục lần so với cây mì. Nếu thành công, đời sống còn phất hơn nữa”, già A Bây tính toán.

Ngược về làng Pu Tá, xã Măng Ri, chúng tôi thấy những căn nhà vững chãi được mọc lên bên những vườn cà phê xứ lạnh. Ở ngôi làng này, hộ gia đình chị Y HLang là niềm tự hào của dân bản khi vừa làm kinh tế giỏi, vừa nuôi con thành đạt. Gia đình chị hiện trồng 5 sào cà phê, 5 sào bời lời, 6 sào sâm dây, 1ha lúa.

Ngoài ra, chị còn kiêm thêm nghề dệt thổ cẩm. Tổng thu nhập hàng năm hơn 100 triệu đồng. Thu nhập này giúp chị nuôi 2 con học đại học. “Mới đầu lập nghiệp, gia đình cũng bắt đầu với cây lúa, cây mì. Những cây này giá không cao, lại bấp bênh.

Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này thích hợp trồng các cây dược liệu nên mình chuyển sang trồng, thu nhập tăng cao từ đó. Tới đây, mình giữ vững vườn cây, tiếp tục đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng”, chị Y HLang nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/ca-lang-dang-doi-doi-tu-trong-cay-duoc-lieu-sam-day-sam-ngoc-linh)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian này, đến vùng đất nằm trên sườn núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đi đâu , ngồi đâu cũng đều gặp và nghe người ta bàn về cây sâm, tính chuyện thuê môi trường trồng và làm giàu từ cây sâm.
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Mùa hè là giai đoạn dương khí tối thịnh. Nắng nóng là đặc trưng của khí hậu mùa hè, người xưa gọi thứ khí đó là thử khí.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY