Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)

Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc Thu*c, do dinh dưỡng.

Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc Thu*c, do dinh dưỡng, yếu tố vật lý, sau nhiễm khuẩn hay viêm, các khối u sắc tố và các nguyên nhân khác.

Di truyền hoặc bẩm sinh

Hội chứng LEOPARD.

L (Lentigonosis): Nốt ruồi.

E (Electrocardiograph abnormalities): Bất thường về điện tim.

O (Ocularhypesterolisme): Hai mắt cách xa nhau.

P (Pulmonicstenosis): Hẹp động mạch phổi.

A (Abnormal genitalia): Bất thường bộ phận Sinh d*c.

R (Retardation): Phát triển chậm.

D (Deafnees): Điếc.

Hội chứng Peutz- Jeghers: Đây là một rối loạn do nhiễm sắc thể, có các biểu hiện bao gồm nhiều nốt ruồi ở trên môi dưới và polyp dạ dày ruột. Các mảng tăng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra hoặc còn nhỏ và các thương tổn trên da có thể dần dần biến mất, nhưng các thương tổn trong miệng thì không.

Tàn nhang: Tàn nhang là những đốm màu nâu hoặc cafê sữa. Các đốm này rải rác màu nâu, kích thước thường nhỏ hơn 0,5 cm, hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời, thường xuất hiện trước 3 tuổi. Nó có biểu hiện sẫm màu ngay. Nguyên nhân có thể là do di truyền trội trên nhễm sắc thể. Số lượng tế bào sắc tố thì bình thường nhưng chúng hoạt động mạnh hơn. Tàn nhang ở vùng nách có trong u xơ thần kinh, bệnh lão hoá sớm và hội chứng Moynahan. Tăng sắc tố giống tàn nhang là một trong các dấu hiệu của khô da nhiẽm sắc.

Các mảng màu cà phê sữa (CALM): CALM là những mảng màu nâu nhạt đồng đều, rải rác, chu vi rõ ràng, kích thước 2-20 cm, xuất hiện rất sớm sau khi được sinh ra, có xu hướng biến mất đi khi đứa trẻ lớn lên. Tỷ lệ mới mắc CALM trong dân cư là 10-20% và kích thước từ 0,5-1,5 cm ở người trưởng thành. CALM được tìm thấy trong 90-100% những trường hợp u xơ thần kinh. Ở người lớn, có trên 6 thương tổn CALM kích thước lớn hơn hoặc bằng 1,5cm, còn ở trẻ em có 5 hay hơn 5 thương tổn kích thước lớn hơn 0,5 cm. và sự có mặt của nút Lisch ở mống mắt là tiêu chuẩn để chẩn đoán u xơ thần kinh. Mô học thấy có sự tăng sắc tố thượng bì. Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ. Các hạt sắc tố lớn được tìm thấy trong tế bào sắc tố và tế bào sừng.

Bệnh sắc tố Becker: Một mảng màu nâu, kích thước từ vài cm đến rất lớn, ranh giới rõ nhưng bờ không đều, hay xuất hiện ở vai, dưới vú hay sau lưng, ở vào tuổi 20-30 (nam bị nhiều hơn nữ 5 lần), thường xuất hiện sau khi phơi nắng nhiều. Thời gian khởi phát, hình thái và sự xuất hiện của chứng rậm lông giúp cho phân biệt bệnh này và CALM. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố thượng bì có kèm theo tăng sản cơ trơn hoặc không ở trung bì. Hiếm khi thương tổn tự nhạt màu.

Nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi: Đây là một bệnh di truyền trội do đột biến nhiễm sắc thể với triệu chứng là nhiễm sắc tố lốm đốm xen lẫn vùng mất sắc tố ở mu tay và mu chân xuất hiện trong thời kỳ bú mẹ hay trẻ nhỏ.

Tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura: Đây là một bệnh di truyền trội do đột biến nhiễm sắc thể với sự xuất hiện của một mạng lưới tăng sắc tố giống tàn nhang ở lưng và bàn tay xuất hiện trước tuổi 20. Ngoài ra còn thấy các lỗ nhỏ ở lòng bàn tay. Sinh thiết các mảng tăng sắc tố thấy có sự teo thượng bì và tăng số lượng tế bào sắc tố.

Rối loạn sắc tố: Có 2 loại, và được phân biệt dựa vào sự phân bố thương tổn. 1loại lan rộng được gọi là rối loạn sắc tố toàn thể và 1 loại chỉ bị ở các chi được gọi là rối loạn sắc tố đối xứng. Trong cả hai trường hợp đều có các mảng tăng hay giảm sắc tố với các kích thước và hình dạng khác nhau. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố lớp đáy không kìm hãm được (dầm dề).

Bớt ota: Sự tăng sắc tố thành chấm lốm đốm gồm những điểm màu xanh hoặc nâu xuất hiện trong thời kỳ trẻ nhỏ hay thanh niên, ở nữ hay gặp gấp 5 lần ở nam. Nó thường ở 1 bên và hay bị ở mắt và khu vực da ở xung quanh chi phối bởi nhánh 1 và 2 của thần kinh 3. Rối loạn sắc tố ở mắt gặp 63% các trường hợp. Sinh thiết da cho thấy các tế bào sắc tố thượng bì lưỡng cực hay hình sao ở lớp trung bì võng. Bệnh kéo dài suốt đời mà không bao giờ tự thuyên giảm.

Bớt Ito: Đây 1 là một biến thể của bớt Ota nhưng vùng da bị ảnh hưởng được chi phối bởi đám rối thần kinh cánh tay và thần kinh thượng đòn.

Bớt Mông cổ: Sự tăng sắc tố màu xanh đen xuất hiện ngay sau khi đẻ, thường gặp trên 90% ở chủng tộc châu á, ít gặp hơn ở người da đen và dưới 10% ở người da trắng. Nó luôn luôn xuất hiện ở da vùng thắt lưng cùng hoặc ở mông. Các thương tổn thành mảng với ranh giới không rõ, kích thước từ vài cm hoặc đôi khi rất lớn. Nó thường mất đi trong vòng vài năm.

Nhiễm sắc tố dầm dề: đây là một bệnh da thần kinh di truyền trên nhiễm sắc thể X trội, thường xuất hiện ngay sau khi đẻ. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nữ giới và gây ch*t người ở nam giới. Có 3 giai đoạn tiến triển

Giai đoạn bọng nước mụn nước: xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần

Giai đoạn hạt cơm: Có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6

Giai đoạn nhiễm sắc tố: Từ tuần thứ 12 đến tuần 36. Thông thường có thể thấy cả 3 giai đoạn nhưng có tới 14% chỉ xuất hiện giai đoạn tăng sắc tố với các mảng màu nâu bẩn, màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi và sau đó giảm dần. Các thay đổi ở tóc, móng và mắt cũng đã được mô tả. Chậm phát triển tinh thần.

Rối loạn chuyển hoá

Bệnh nhiễm sắc tố sắt: Tăng sắc tố màu thiếc hay mà đá xám, hay bị ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng nhưng sau đó lan rộng ở những người nam giới tuổi trung niên với các triệu chứng gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao. Sinh thiết những vùng bị nhiễm sắc tố với potasium ferrocyanide thấy lắng đọng hemosiderin xung quanh tuyến mồ hôi và các mao mạch ở da.

Thoái hoá bột: Sự nhiễm sắc tố tại chỗ, thường đối xứng đã được quan sát cả trong lichen và thoái hóa bột thành mảng. Loại mảng có dạng lăn tăn “dải ruy băng” đặc biệt và soi trên kính hiển vi thấy có amyloid và TB sắc tố ở nhú trung bì.

Rối loạn nội tiết

Bệnh rám má (Melasma): Sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

Bệnh Addison: Với dát màu nâụ rải rác khắp toàn thân do tăng cường sản xuất MSH và ACTH (là 2 hormon của tuyến yên). Mặc dù, các dát sắc tố rải rải khắp toàn thân nhưng tập trung nhiều ở vùng bộc lộ với ánh sáng.

Dát sắc tố trong thời kỳ mang thai: Có rất nhiều phụ nữ thời kỳ đang mang thai, thương tổn xuất hiện là các dát sắc tố ở vùng hở như cổ, mặt, vú, vùng Sinh d*c ngoài, đường trắng giữa…. Do nội tiết thay đổi trong thời kỳ này.

Hoá chất hay Thu*c

Do Thu*c phải kể đến bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc.

Những hoá chất hay Thu*c gây ra tăng sắc tố da thường là các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ, mỹ phẩm, nước hoa. Những chất này làm cho da tăng nhạy cảm với ánh sáng và nhiễm sắc tố sau đó chủ yếu gặp ở những vùng hở.

Dinh dưỡng

Rối loạn dinh dưỡng gây tăng sắc tố da, nguyên nhân hàng đầu phải kể đến thiếu vitamin A, vitamin B12, vitamin PP, biểu hiện chủ yếu gặp ở những vùng hở.

Yếu tố vật lý

Do các yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

Viêm hay nhiễm khuẩn

Có thể tăng sắc tố da sau một viêm cấp tính hay mạn tính, tăng sắc tố có thể đơn thuần khu trú ở lớp thượng bì, cũng có khi ở cả lớp trung bì là do đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì nông.

Có thể tăng sắc tố do một bệnh nhiễm nấm như lang ben.

Khối u

Các bớt sắc tố, các đám da dày tăng tiết chất bã và tăng sắc tố ở người trung tuổi, ở mặt, ở trên mình hay các u tế bào sắc tố (Lentigo maligna-Melanoma).

Nguyên nhân khác

Tăng sắc tố ở một số bệnh hệ thống, bệnh nhiễm khuẩn mạn tính (lao, sốt rét), Lymphoma, Acanthosis - Nigricans, xơ cứng bì, suy thận.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/cac-benh-da-tang-sac-to-hyperpigmentation/)

Tin cùng nội dung

  • Để điều trị những chứng bệnh này ở da, chúng tôi dùng laser cho hiệu quả cao.
  • Mùa hè, nhiệt độ nóng bức, khiến da dễ bị nổi mụn và bị các vấn đề khác. Dưới đây là những cách, giúp phòng tránh các bệnh về da trong mùa hè:
  • Thời tiết rét đậm bất thường khiến các bệnh dị ứng da phát triển mạnh, đặc biệt là các bệnh vảy cá, chàm khô và mề đay
  • Khi có tuổi, chức năng nội tiết như ở Sinh d*c, thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp, não bộ... đều bị suy yếu, làm ảnh hưởng đến cơ thể nói chung và ở da nói riêng.
  • Ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, các bệnh ngoài da phát triển mạnh và là nỗi lo lắng của nhiều người...
  • Sau những trận lũ lụt tàn phá, đi kèm theo đó là các bệnh dịch như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết gia tăng.
  • Có tác dụng thanh nhiệt giải thử, kiện tỳ giải độc, sinh tân chỉ khát, dùng làm món ăn bổ dưỡng và phòng chống các chứng bệnh da thử nhiệt gây ra như mệt mỏi,
  • Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng, nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.
  • Sau những trận lũ lụt tàn phá của thiên nhiên, chúng ta thường thấy đi kèm theo đó là các bệnh dịch như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết. Ngoài ra còn có một số bệnh ngoài da phát triển do nguồn nước nhiễm bẩn hay điều kiện vệ sinh kém.
  • Càng về già, da càng nhăn nheo, mất độ đàn hồi, giảm khả năng bảo vệ khỏi những thương tổn và lành vết thương chậm hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY