Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé - ViMed

Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ - Bệnh viện nhi đồng 1 cho biết Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé điển hình như tím tái, khó thở...

Buồn nôn, chán ăn, lờ mờ, đờ đẫn, bứt rứt khó chịu, đồng tử giãn, co giật là những dấu hiệu điển hình của trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé mà ít bậc cha mẹ biết đến. Việc thường xuyên rung lắc trẻ có thể dẫn đến tình trạng co giật, tim ngừng đập, thậm chí là tử vong rất nguy hiểm.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh về các thông tin liên quan đến hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, mọi người nên tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách nhận diện triệu chứng cũng như phòng ngừa cho con tốt hơn.

Tìm hiểu khái niệm hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé được gọi với thuật ngữ y học dễ hiểu là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, tên khoa học là Shaken baby syndrome – SBS. Tức là phần não bộ của trẻ bị thương tổn bởi việc rung lắc mạnh.

Hội chứng này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào kể từ lúc sinh ra cho đến dưới 5 tuổi, nhưng chủ yếu gặp trẻ từ 06 tháng – dưới 2 tuổi. Theo số liệu thống kê ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2000 trẻ nhỏ tử vong do ảnh hưởng của hội chứng rung lắc, qua đó cho thấy việc rung lắc gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ là một việc làm vô cùng nguy hiểm, cần dừng ngay.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Gãy xương, co giật là những dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Ngoài tử vong thì hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: Chấn thương bề mặt não, tụ máu dưới nhện, u máu dưới màng cứng, vỡ xương sọ, xuất huyết võng mạc, gãy xương trên cơ thể.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được. Vì vậy các bậc cha mẹ lưu ý nên chăm sóc trẻ một cách cẩn thận, yêu thương, nâng niu trẻ, tránh những hành vi ngược đãi gây tổn hại đến sức khỏe cũng như tinh thần con trẻ.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh?

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có não bộ chưa phát triển hoàn chỉnh, phần cơ cổ và não bộ còn rất yếu ớt. Do đó việc rung lắc mạnh trên cơ thể trẻ có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, chỉ cần vài giây rung lắc đã khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Dưới đây là những nguyên nhân chính và các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ cha mẹ cần nắm rõ.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ nằm võng, lắc mạnh thường xuyên cũng có thể gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ

  • Trẻ hay khóc, cáu gắt, khó ngủ nên cha mẹ thường cho nằm võng, nằm nôi đung đưa hoặc bế trên tay rung lắc mạnh.
  • Khi chơi đùa cha mẹ hoặc anh chị thực hiện những động tác như tung hứng, quay vòng tròn, nhồi xốc đưa trẻ lên cao, bế trẻ nâng lên một cách mạnh và nhanh chóng.
  • Một số trường hợp cha mẹ tức giận cáu gắt hoặc bạo lực gia đình xảy ra các hành động kéo đẩy làm trẻ bị nhồi xóc mạnh.
  • Trẻ nhỏ chơi những trò chơi cảm giác mạnh có tính chất rung lắc như xích đu, nhảy từ trên cao xuống, bập bênh.

Não bộ của trẻ trong giai đoạn này thường phát triển chưa ổn định nên việc tiếp xúc và hứng chịu những tác động từ việc rung lắc hàng ngày từ các nguyên nhân nói trên có thể gây ra nhiều tổn thương cho não bộ rất nguy hiểm.

Triệu chứng nhận biết hội chứng rung lắc ở trẻ

Kiến thức về hội chứng rung lắc ở trẻ thường có ít bậc cha mẹ nắm rõ, đồng thời không có những triệu chứng điển hình, khi thấy những dấu hiệu này thường khiến cha mẹ nhầm lẫn con trẻ mắc các bệnh lý khác, do đó chủ quan gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé cụ thể như:

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Sau khi bị rung lắc trẻ sơ sinh thường có triệu chứng nôn ói, da mặt tím tái, mệt mỏi

  • Sau những hành động rung lắc mạnh trẻ thường có cảm giác chán ăn, nôn ói, bú kém, quấy khóc.
  • Trẻ bị rối loạn tri giác hoặc suy giảm ý thức nghiêm trọng, lờ đờ, vật vã khó chịu, thậm chí có thể hôn mê sâu.
  • Nhịp thở huyết áp bất thường có thể chậm hoặc nhanh, co giật khiến cha mẹ và những người xung quanh sợ hãi.
  • Đầu ngửa ra phía sau, lưng cong khi nằm, không nhìn rõ và đồng tử giãn.
  • Xuất huyết vùng não kín có thể là ngoài hoặc dưới màng cứng, dưới lớp Galea, dưới nhện, xuất huyết võng mạc.
  • Phồng phần thóp, bầm tím các vùng da như mặt, bụng, lưng, cánh tay, da đầu.

Hậu quả nghiêm trọng từ hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, hội chứng rung lắc ở trẻ được so sánh với việc người lớn bị tai nạn giao thông gây ra chấn thương sọ não. Có nghĩa là hành động rung lắc vô ý của các bậc cha mẹ vô tình khiến cho phần não bộ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những hậu quả khó lường như:

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng rung lắc ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bại não, liệt người

  • Xuất huyết võng mạc, khiến cho máu không thể ở bên trong mạch máu mà bị thoát ra bên ngoài, điều này có thể khiến cho trẻ bị giảm khả năng thị lực, nhìn mờ mịt, đỏ mắt, đau mắt, thậm chí có thể bị mù, điếc vĩnh viễn.
  • Trường hợp phần đầu hoặc toàn thân bị va đập vào các vật cứng có thể dẫn đến gãy tứ chi, gãy xương đòn, xương sườn, bầm tím toàn đầu, mặt hoặc các phần mềm trên cơ thể, nặng hơn nữa có thể vỡ xương sọ gây ra các di chứng liệt người, bại não, co giật, động kinh.
  • Tụ máu khắp các bộ phận não bộ như tụ máu dưới màng cứng, tụ máu dưới nhện khiến trẻ dễ bị yếu các chi, gặp khó khăn trong việc phát âm, trẻ chậm nói, mất trí nhớ, trí nhớ kém, lú lẫn.
  • Do bị tác động mạnh nên các dây thần kinh ở vỏ não bị đứt gãy có thể ảnh hưởng đến các giác quan từ đó khiến cơ thể trẻ xuất hiện các biểu hiện như đau nhức đầu tai, méo miệng, mắt không thể nhắm kín, ăn uống khó khăn, mất vị giác.
  • Các trường hợp ảnh hưởng rung lắc nhẹ có thể gây tinh thần hoang mang, phát âm không rõ ràng, giảm khả năng tiếp thu từ đó khiến cho kết quả học tập, làm việc của trẻ bị giảm sút.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ gặp hội chứng rung lắc?

Khác với những căn bệnh như rối loạn phổ tự kỷ, bại não thể co cứng…bệnh tuy khá nguy hiểm nhưng không nhất thiết phải kịp thời sơ cứu và đưa đến bệnh viện. Còn đối với hội chứng rung lắc ở trẻ, các triệu chứng thường điển hình và có tính cấp bách, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong sau vài giờ.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu đáng lo ngại như tím tái mặt mày, nôn ói, quấy khóc, bú hoặc ăn uống kém, nhịp thở bất thường, co giật, động kinh, đồng tử giãn thì lúc này cha mẹ cần:

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Nếu trẻ rơi vào trạng thái hôn mê sâu cha mẹ nên thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Nhanh chóng gọi xe cấp cứu, không nên đưa trẻ đến bệnh viện bằng các phương tiện khác, trường hợp quá cấp bách thì có thể sử dụng.
  • Tuyệt đối không được bế trẻ, tiếp tục rung lắc để cho con tỉnh lại, đồng thời cũng không được cho trẻ bú, ăn hoặc uống nước.
  • Nếu bé nôn ói và không gặp các chấn thương về xương, đặc biệt là vùng cổ thì cha mẹ cần xoay nhẹ phần đầu bé qua một bên để tránh trường hợp không may trẻ ngừng thở và bị sặc.
  • Nếu trẻ gặp chấn thương phần cổ hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì nên cố định nhẹ ngàng, tuyệt đối không được xoay trẻ qua các hướng khác nhau, để trẻ nằm yên một chỗ.
  • Trường hợp trẻ ngừng thở trước khi đưa đến bệnh viện thì cần nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ.

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh?

Khi xuất hiện những dấu hiệu như đã nêu trên, các bậc cha mẹ nghi ngờ trẻ gặp hội chứng rung lắc và đưa đến bệnh viện. Tại đây các bác sĩ sẽ hỏi rõ các triệu chứng, tình trạng bệnh, khám lâm sàng, nếu vẫn chưa rõ nguyên nhân sẽ tiếp tục chẩn đoán bằng các phương pháp hiện đại sau:

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán chính xác hội chứng rung lắc ở trẻ

  • Chụp cắt lớp vi tính: Hay còn gọi là CT scanner, tức là bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật chiếu nhiều tia X-quang lên vùng cần chụp theo lát cắt ngang. Sau đó phối hợp với vi tính sẽ cho ra hình ảnh vị trí vừa chụp, dựa vào đó và đọc kết quả.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp sử dụng sóng radio và sóng từ trường để tạo hình cắt lớp bộ phận cần kiểm tra. Tùy vào từng bộ phận mà việc chụp cộng hưởng sẽ có thời gian khác nhau, dao động trong khoảng 15 – 60 phút sẽ cho ra kết quả chính xác.
  • Chụp X-quang xương: Tùy thuộc vào bộ phận xương mà trẻ bị tổn thương sẽ được bác sĩ chụp X-quang kiểm tra, không nhất thiết trường hợp nào cũng giống nhau, có thể là xương hộp sọ, cột sống, khớp háng, khớp tay, xương sườn. Tia X-quang có khả năng đi xuyên qua các mô mềm đến phần xương và đưa ra hình ảnh cụ thể, dựa vào đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và có phác đồ điều trị hợp lý.
  • Xét nghiệm máu: Nhân viên y tế sẽ tiến hành khử khuẩn, sát trùng vùng da cần lấy máu, dùng kim tiêm lấy một lượng máu vừa đủ đưa vào xét nghiệm, sau khoảng 2 – 3 giờ sẽ có kết quả. Phương pháp này đem lại độ chính xác cao, đồng thời có thể loại trừ được nhiều các nguyên nhân gây bệnh khác.

Phương pháp điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ tốt nhất hiện nay

Trường hợp trẻ bị ảnh hưởng bởi hội chứng rung lắc được cha mẹ sơ cứu kịp thời và thành công, sau khi đưa đến bệnh viện được các bác sĩ xem xét, chẩn đoán và tiến hành điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương khác nhau của từng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đối với hội chứng rung lắc ở trẻ, hiện nay có những cách chữa trị cơ bản sau:

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Trẻ gặp hội chứng rung lắc gây gãy xương nghiêm trọng sẽ được chỉ định phẫu thuật

Phẫu thuật: Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp trẻ gặp hội chứng rung lắc gây ra hậu quả nghiêm trọng như gãy xương (xương cổ, xương tứ chi, xương cột sống), nhằm mục đích cầm máu và giúp xương liền lại sau một thời gian điều trị.

Phương pháp dẫn lưu: Áp dụng cách điều trị này sẽ giúp giảm áp lực khi lấy hết phần khí, chất dịch hoặc máu còn tồn tại trong vùng bị tổn thương. Ống dẫn lưu sẽ được đặt vào các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào vùng bị ảnh hưởng. Đối với trẻ gặp hội chứng rung lắc thường được đặt ở ổ khớp, xương, dưới da đầu.

Thuốc chống co giật: Trường hợp trẻ chỉ bị co giật, động kinh, tím tái, không bị gãy xương sẽ được chỉ định các loại thuốc chống co giật và một số thuốc có liên quan.

Phương pháp trị liệu: Trẻ gặp hội chứng rung lắc và để lại nhiều di chứng như khó khăn trong vận động, mất thăng bằng, đi chậm, rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói không rõ lời, thiểu năng trí tuệ sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp trị liệu bằng các bài tập để giúp trẻ cải thiện các chức năng ngôn ngữ và vận động theo hướng tích cực.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu được kể đến như: Bài tập vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, phục hồi chức năng, thủy trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, điện trị liệu, giáo dục xã hội cho trẻ.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao, giúp con có khả năng hòa nhập với cuộc sống xung quanh như lúc ban đầu, cha mẹ cần kiên trì hỗ trợ con trong mọi hoàn cảnh, chăm sóc trẻ tốt qua chế độ dinh dưỡng và quan tâm đến tinh thần của trẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa hội chứng rung lắc nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Hội chứng rung lắc ở trẻ có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa được cho con một cách tuyệt đối. Để con phát triển toàn diện, khỏe mạnh, hạn chế gặp rủi ro về tính mạng cũng như sức khỏe, phụ huynh cần thực hiện tốt những điều sau:

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Không được đánh, nâng trẻ lên cao là cách phòng ngừa trẻ gặp hội chứng rung lắc tốt nhất

  • Tuyệt đối không đánh, tát vào phần đầu, mặt, và tai trẻ, không rung lắc trẻ ở tần số mạnh kể cả khi vui vẻ hoặc giận dữ.
  • Trẻ sơ sinh nên đặt trên giường, hạn chế sử dụng nôi, võng hoặc bất kỳ những nơi nào có khả năng rung lắc qua lại.
  • Khi vui chơi tuyệt đối không được vác trẻ đưa lên cao, xốc ngược đầu, tung hứng trên không.
  • Các bậc cha mẹ nên tham gia các khóa học hoặc giáo dục về tính nghiêm trọng và nguy hiểm của hành động rung lắc trẻ, đồng thời chia sẻ với những người thân trong gia đình về những điều này.
  • Không được giao trẻ cho những người đang trong cơn tức giận, khó chịu vì bất kỳ nguyên nhân nào, luôn đảm bảo người trông trẻ đạt an toàn tuyệt đối.
  • Khi vợ chồng xảy ra cãi vã không nên bế con, vì trong lúc tức giận có thể gây ra những hành động tổn hại đến trẻ.
  • Trường hợp trẻ quấy khóc quá lâu, bạn quá mệt mỏi, không thể kiểm soát được hành vi thì nên nhờ người thân hỗ trợ trông coi và chăm sóc.
  • Khi thấy trẻ khóc nhiều không ngừng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, để tìm ra nguyên nhân vì sao con khóc. Chẳng hạn trẻ bị té ngã, anh chị đùa nghịch tung hứng, rung lắc nhưng cha mẹ không biết.

Trên đây là những chia sẻ về các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nắm rõ hơn. Theo các chuyên gia, hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, có thể gây chết người hoặc khiến trẻ mất ý thức, rối loạn vận động, bại liệt. Chính vì vậy, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, nên đưa con thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt, hạn chế trẻ gặp phải những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Thông tin hữu ích cho bạn:

  • Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện nhanh, can thiệp sớm
  • 14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?
  • Top 5 phòng khám nhi tại Quận Thủ Đức uy tín nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/tre-so-sinh-anh-huong-nao-tu-viec-rung-lac-32834.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY