Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách cứu người bị say nắng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được

Say nắng, cảm nắng (hay sốc nhiệt) là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm. Nếu bệnh nhân say nắng không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục hoặc Tu vong.

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong.

Theo các bác sĩ, việc tuyên truyền cho người dân nắm được các biện pháp dự phòng, nhận biết và xử trí ban đầu sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng và có thể cứu sống bệnh nhân sốc nhiệt, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng kỷ lục như gần đây.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga - Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo, đối với những người lao động, hoạt động trong thời tiết nắng nóng, có thể có các triệu chứng ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc ngất.

Bác sĩ Nga cho hay, việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nga, khi gặp bệnh nhân sốc nhiệt, cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng vào nơi mát mẻ.

Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo; Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể đồng thời dùng quạt thổi vào để tăng cường hạ nhiệt. Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều.

Chú ý cho bệnh nhân uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Gọi ngay xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường vận chuyển: Mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương. Tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể. Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các Thu*c chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Lưu ý để phòng tránh say nắng

Khi thời tiết nắng nóng, tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm như buổi trưa. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài thì phải mặc quần áo rộng và sáng màu, đội mũ và sử dụng kem chống nắng đầy đủ.

Uống nhiều nước để tránh mất nước và tăng cường ăn thêm trái cây rau xanh.

Hạn chế uống cafein hoặc cồn để tránh làm cơ thể mất nước và làm tình trạng rối loạn thân nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuyệt đối không uống Thu*c muối khi không có chỉ định của bác sĩ và nên bù nhiệt bằng các nước uống điện giải khác như đồ uống thể thao hoặc nước uống từ trái cây.

HÒA THANH (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/cach-cuu-nguoi-bi-say-nang-rat-don-gian-ai-cung-co-the-lam-duoc-20200521170719941.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY