Bạn nên biết hôm nay

Cách đeo khẩu trang phòng viêm phổi Vũ Hán

Hà Nội-Khẩu trang phải che kín mũi lẫn miệng, khi đeo tuyệt đối không sờ tay vào, chỉ sử dụng một lần sau đó vứt vào thùng rác có nắp đậy.

Bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Vụ Truyền thông, Bộ Y tế, cho biết khẩu trang y tế bằng vải không dệt thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau. Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt xì, ho, thở mạnh... Mặt ngoài thường có màu xanh nhạt để dễ phân biệt, đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài.

Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

"Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn virus rất hiệu quả", bác sĩ Nguyệt cho biết.

Theo bác sĩ Nguyệt, sử dụng khẩu trang y tế đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.

Khi khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.

Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.

Cần rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang.

Một khách hàng chọn mua khẩu trang tại siêu thị. Ảnh: Minh Anh.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng khẩu trang là "Hiệu suất lọc khuẩn" - Bacterial Filtration Efficiency (BFE). Khẩu trang được xếp loại "khẩu trang y tế" khi có BFE > 95%. Sự khác biệt của các loại khẩu trang chính là lớp lọc này, chọn khẩu trang tốt là chọn loại có BFE cao nhất. Loại khẩu trang có BFE > 99% chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Virus Corona với kích thước khoảng 150-200 nm (nano mét) và virus cúm Influenza A có kích thước 80-120nm (nano mét), các virus này chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn.

Một nghiên cứu năm 2013, các giọt nước bọt lớn có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét), do đó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét.

Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho rằng khẩu trang y tế thông thường đủ khả năng phòng viêm phổi do virus nCoV.

"Loại khẩu trang y tế thông thường đã đủ để phòng các bệnh lây truyền theo đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người bị sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc viêm phổi hoặc khi ở bệnh viện và những nơi nghi ngờ dịch bệnh xảy ra", ông Phu nói.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cach-deo-khau-trang-phong-viem-phoi-vu-han-4047833.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
  • Thống kê cho thấy, tỷ lệ Tu vong do viêm phổi ở NCT nước ta nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
  • Mùa lạnh, cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (NCT). Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể đã kém, phổi lão hóa rõ rệt.
  • Bất cứ mùa nào trong năm, người cao tuổi (NCT) vẫn có thể bị viêm phổi, nhất là khi bị lạnh đột ngột. Bệnh viêm phổi ở NCT có thể phòng ngừa được nếu có sự quan tâm thích đáng của bản thân và gia đình họ.
  • Viêm phổi do rối loạn nuốt rất thường gặp ở người cao tuổi, người đang được theo dõi chăm sóc tại nhà, ở các khu dưỡng lão và thậm chí ngay cả trong bệnh viện.
  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY