Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách giảm triệu chứng bất thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19

(HNM) - Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc xin là khác nhau, tuy nhiên, có một thực tế là có người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2.

(hnm) - thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng covid-19 quốc gia cho thấy, tính đến ngày 18-8, cả nước đã tiêm được hơn 15,5 triệu liều vắc xin phòng covid-19, trong đó có hơn 1,4 triệu người tiêm đủ 2 mũi. theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc xin là khác nhau. cụ thể, vắc xin astrazeneca 8-12 tuần; vắc xin sputnik v là 3 tuần; vắc xin pfizer 3 tuần; vắc xin của sinopharm 3-4 tuần và vắc xin moderna là 28 ngày. trong tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu cũng như ở việt nam, có một thực tế là có người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2.

Về vấn đề này, tiến sĩ đặng thị thanh huyền, phó trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia (viện vệ sinh dịch tễ trung ương) cho biết, khuyến cáo về khoảng cách giữa hai mũi tiêm mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh có sẵn nguồn vắc xin. tuy nhiên, trong tình trạng thiếu vắc xin như hiện nay, việc tiêm mũi 2 chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin. khi đã tiêm vắc xin phòng covid-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.

Còn về các phản ứng bất lợi sau tiêm, theo bác sĩ phạm quang thái, trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền bắc (viện vệ sinh dịch tễ trung ương), bất cứ vắc xin nào, không nói riêng vắc xin phòng covid-19 đều có những tỷ lệ phản ứng bất lợi. tuy nhiên, phản ứng bất lợi này ở tỷ lệ rất thấp và nếu được theo dõi, xử lý kịp thời là sẽ ổn định. với người trước khi tiêm vắc xin covid-19 phải có tâm lý thoải mái. tâm lý thoải mái là do được nghỉ, được ngủ, ăn uống đầy đủ trước khi tiêm, sẽ giúp sinh miễn dịch tốt và giảm đi các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng giảm đi.

Thực tế cho thấy, ở những đợt tiêm đầu tiên, có nhiều người phản ứng sau tiêm. trong khi vẫn vắc xin đó, ở những đợt tiêm sau lại giảm hẳn. nguyên nhân một phần là do yếu tố tâm lý. vì vậy, việc chuẩn bị tâm lý trước khi đi tiêm rất quan trọng, thậm chí có thể đợi đến khi bớt lo lắng thì hãy đi tiêm. ngoài ra, sau khi tiêm, nếu cảm thấy lo lắng, gặp các phản ứng, như: phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ, cần thông báo đến cơ sở y tế để được hỗ trợ, xử trí kịp thời. nếu sau tiêm xuất hiện sốt cao, dùng Thu*c hạ sốt không thấy giảm hoặc một thời gian ngắn lại sốt cao cũng là trường hợp nguy hiểm cần theo dõi, thông báo với cơ sở y tế.

Đặc biệt, sau khi tiêm chỉ nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh, kể cả với người khỏe mạnh, tự tin vào sức khỏe. Người sau tiêm cũng cần lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ chất, uống đủ nước, bổ sung hoa quả, vitamin…

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1009333/cach-giam-trieu-chung-bat-thuong-sau-tiem-vac-xin-phong-covid-19)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY