5 – 6 lạng măng tươi: Các bạn có thể chọn măng lá hoặc măng củ tùy thích. Măng nhớ chọn còn tươi, không bị nhũn
Lưu ý: Chọn vịt còn khỏe, không bị rù, lông mượt, nắn thấy vịt chắc thịt là vịt ngon. Với món vịt nấu măng này các bạn đừng ham chọn con vịt béo, quá nhiều mỡ sẽ khiến cho món ăn bị ngậy quá mức và không còn vị thanh nữa.
Vịt các bạn có thể nhờ làm luôn ngay tại hàng bán và mình giám sát quá trình làm vịt được diễn ra sạch sẽ và an toàn.
Vịt sau khi được làm sạch lông, các bạn bóp muối hạt rửa sạch. Hòa rượu trắng và ít gừng giã nhỏ, chà xát đều thân vịt để khử mùi hôi. Nhớ cắt bỏ phần tĩ nơi phao câu của vịt, chà miết hết phần chân đen còn sót lại ở lông vịt, đây chính là nguyên nhân gây hôi của vịt.
Vịt sau khi được rửa sạch, chặt miếng vùa ăn, ướp thêm chút gừng, nước mắm, hạt tiêu trong vòng 15 phút. Riêng tiết vịt các bạn để riêng, có thể cắt thành miếng, trần qua nước sôi nóng để miếng tiết được săn lại, và loại bỏ chất bọt bẩn.
Măng tươi các bạn thái miếng mỏng vừa ăn (đối với măng củ), xé nhỏ với măng lá. Rửa sạch măng. Bắc nồi nước, đun sôi, luộc qua măng để khử chất độc của măng và hóa chất tẩm ướp, sau đó rửa sạch, để cho măng ráo.
Sau khi thịt vịt đã ra bớt mỡ, cho thịt vịt ra bát ướp cùng một thìa nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành băm. Ứớp thịt khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Măng dùng để làm món vịt nấu măng cần xào qua cho thêm phần đậm đà. Cho măng vào xào cùng 1 chút hạt nêm cho đậm vị.
Phi thơm hành băm, cho vịt vào xào xơ, bỏ thêm vài lát gừng thái vào. Khi miếng thịt săn lại thì đổ lại 1 lít nước vào đun sôi, sau đó để lửa liu riu để miếng thịt được chín mềm. Trút măng vào nồi vịt, đun nhỏ sôi sau đó vặn nhỏ lửa cho xấu vào đun cùng.
Lưu ý: Trong quá trình đun thịt vịt bạn nên thường xuyên hớt bọt ra để nước canh vịt nấu măng được trong. Bởi vì măng ngâm đã có vị chua sẵn, nên nếu bạn nấu vịt nấu măng để ăn cùng cơm thì không cần cho xấu vào thêm nữa. Ngoài cách khử mùi hôi của vịt bằng rượu gừng, bạn có thể dùng chanh để khử mùi hôi của thịt vịt.
Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm hy vọng gia đình bạn sẽ có một bữa cơm thật ngon khi ăn kèm món canh vịt nấu măng. Món vịt nấu măng tươi có mùi thơm đặc trưng của măng, quyện với vị ngọt của vịt. Món lẩu vịt nấu măng tươi này bạn nên ăn nóng, ăn kèm bún và rau sống
Theo Gia đình VN
Link bài gốc
Copy link
https://giadinhvietnam.com/cach-lam-mon-bun-vit-nau-mang-ngon-nhu-ngoai-hang-d156661.html