Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách làm mứt dừa non dẻo thơm hấp dẫn cho ngày Tết

Mứt dừa là một trong những món ăn quen thuộc dịp Tết đến xuân về. Từng sợi mứt dừa trắng ngần với sự ngọt ngào của đường quyện với vị thơm ngậy của cơm dừa béo béo.

Theo dân gian, mứt dừa được gọi là loại mứt truyền thống và được nhiều người chọn lựa đặt lên khay mứt ngày tết mỗi độ xuân về.

Mứt dừa có vị đặc trưng là thơm ngọt và đa dạng về màu sắc nhờ các cách làm khác nhau tùy theo khẩu vị của mỗi người. Không những thơm ngon, ngọt bùi mà mứt dừa còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới.

Món thực phẩm này cũng rất dễ để chế biến và thực hiện, chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tự tay làm món mứt dừa vừa thơm ngọt, vừa đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình.

Chế biến:

Nguyên liệu làm mứt dừa non: 1 kg cùi dừa (không quá già hoặc quá non), 500g đường trắng, 50ml sữa tươi (không đường hoặc có đường tùy thích), 1 trái chanh, 2 ống vani.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đem cùi dừa bỏ hết vỏ, nạo theo vòng tròn thành những sợi mỏng.

Bước 2: Chuẩn bị một thau nước nhỏ, vắt 1 quả chanh vào và cho phần cùi dừa đã nạo vào ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch lại với 2 - 3 lần nước. Sau đó để dừa ráo nước.

Ngâm dừa.

Bước 3: Cho dừa vào một thau to kèm với 500g đường rồi đảo đều lên, để ướp từ 4 - 6 tiếng cho đến khi tan hết đường. Trong quá trình ướp dừa, cứ mỗi 30 phút thì bạn nên đảo nhẹ dừa để đường ngấm đều.

Ướp dừa.

Bước 4: Cho dừa và nước đường vào chảo và sên ở độ lửa vừa cho đến khi nước đường sôi thì hạ lửa xuống, tiếp tục đảo đều tay. Khi thấy nước đường bắt đầu cạn, bạn cho thêm 50ml sữa tươi vào và đảo lên.

Sên dừa.

Bước 5: Tiếp tục sên cho đến khi đường cạn, bắt đầu cô đặc lại thì tắt bếp. Bạn có thể thêm vani và đảo cho đến khi kết tinh đường ra hết, sợi dừa khô hẳn.

Sên đến khi sợi dừa khô hẳn.

Bước 6: Đổ dừa ra mâm để nguội hoàn toàn thì đem bảo quản kín.

Thành phẩm.

Từng sợi mứt dừa trắng ngần với sự ngọt ngào của đường quyện với vị thơm ngậy của cơm dừa béo béo. Mứt dừa sợi sẽ là món hoàn hảo để bạn nhâm nhi suốt cả Tết đấy.

[Cách làm kẹo gậy Giáng sinh tại nhà dịp lễ Noel]

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-lam-mut-dua-non-deo-thom-hap-dan-cho-ngay-tet-5706936.html)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY