Khi phấn hoa là tác nhân gây dị ứng thì cây mã đề là Thu*c kháng histamin được nhiều người biết đến và thường xuyên được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng. Loài cây này được sử dụng nhiều nhất bởi người Hy Lạp và người Ả Rập và có mặt trong từ diển dược của Dioscorides và Galen. Nhờ các phân tử kháng viêm và tanin bảo vệ niêm mạc của nó, cây mã đề giúp giảm bệnh hô hấp, liền sẹo và ổn định trong trường hợp kích ứng mắt, da và màng nhầy.
Cũng như cây mã đề, cây tầm ma cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả, chống lại các triệu chứng dị ứng theo mùa.
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Không chỉ được dùng trong nội trợ mà tỏi khi được ngâm với rượu cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng và cao huyết áp.
Mua khoảng 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40gram) và 100ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu lúa mới). Sau đo, thái tỏi thật nhỏ, cho tỏi vào lọ đã rửa sạch, cho rượu vào, ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều. Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ là uống được.
Để cho việc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất thì mỗi ngày dùng 2 lần, sáng dùng 40 giọt (tương đương một muỗng cafe) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối dùng 40 giọt trước khi ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm. Uống liên tục cả đời. Người bị viêm mũi dị ứng nếu phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối S*nh l* đã được biết đến và áp dụng hơn một thế kỷ. Hiện nay cũng có rất nhiều công trình khoa học có giá trị chứng minh được tính hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muối S*nh l* trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh như viêm mũi dị ứng và viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng ở đường hô hấp trên.
Đầu tiên bạn đứng đối diện với bồn rửa, người nghiêng về phía trước sao cho khi rửa nước chảy ra từ mũi chảy vào bồn. Đầu nghiêng nhẹ sang phải nếu rửa bên mũi trái và ngược lại đầu nghiêng nhẹ sang trái nếu rửa bên mũi phải.
Đặt vòi rửa vào lỗ mũi thật khít, há miệng to để tránh nước lên lỗ tai khi rửa. Bóp nhẹ chai nước để dung dịch đi từ mũi bên này và đi ra lỗ bên kia.
Hỉ mũi thật nhẹ nhàng để loại bỏ nhầy và dịch còn sót lại trong hố mũi, không nên hỉ mạnh vì hỉ mạnh nước sẽ lên tai giữa gây ù tai khó chịu và có thể viêm tai. Nếu nước và dịch nhầy vẫn còn ứ đọng trong hố mũi, bạn có thể tiếp tục rửa và sau đó nhẹ nhàng hít sâu vào bằng miệng và thở ra bằng mũi nhiều lần, dịch mũi và dịch nhầy sẽ đi ra hết.
Chủ đề liên quan:
chuyển mùa dị ứng điều trị mangyte.vn mũi dị ứng tình trạng viêm mũi viêm mũi dị ứng